Thứ Sáu | 24/01/2014 13:11

Những khuyến nghị tâm huyết với Thủ tướng

Hàng loạt các khuyến nghị về điều hành nền kinh tế trong năm 2014 được các chuyên gia trao đổi trực tiếp với Thủ tướng.
Đổi mới thế chế, tái cơ cấu mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, công khai minh bạch giá thànhcác mặt hàng thiết yếu, ổn định hoạt động ngân hàng… là những kiến nghị được các chuyên gia kinh tếđưa ra tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiều 22/1.

Làm rõ "kinh tế thị trường"

Báo cáo tại buổi tham vấn nói trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, cho biết theodự báo của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ, trong năm 2014, kinh tế và thương mại toàn cầu dần đi vào ổnđịnh và tăng dần lên. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ là 3,2%, năm 2015 từ 3,4% - 3,5%, trongkhi 2013 là 2,4%; thương mại toàn cầu tăng 1,1% từ mức từ 3,5% lên 4,6%.

Trước tình hình đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho biết,cùng với Philippines, các nhà đầu tư quốc tế đang đánh giá cao Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia quyếtliệt trong đổi mới thể chế.

"Kinh tế toàn cầu đã phục hồi sau 5 năm đi xuống, sớm hơn dự đoán ban đầu là 10 năm. Thể chế kinhtế thị trường của Việt Nam như thế nào cần làm rõ và tranh thủ cơ hội này để bứt phá", ông Nghĩakhuyến nghị.

Dẫn khuyến cáo từ các báo cáo quốc tế, chuyên gia này cho rằng, Việt Nam cần lưu ý tập trung xử lýnợ xấu không chỉ của một số tập đoàn lớn mà cả nợ xấu ở trong bất động sản. Nếu kinh tế phục hồichậm, xử lý không khéo sẽ khiến hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn, cản trở cải cách.

Trong khi đó, theo TS.Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương (CIEM), nhiệm vụ và mục tiêu của năm 2014 là phải làm rõ khái niệm "kinh tế thị trường" để đưađược những kiến nghị, đề xuất và giải pháp vào thể chế, nghị quyết để triển khai, thực hiện trongcuộc sống.

"Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng lên danh sách doanh nghiệp phải cổ phần hóa trongnăm 2014-2015 và kế hoạch thực hiện. Các bộ trưởng phải làm rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh vànhiệm vụ chính trị của các doanh nghiệp nhà nước, công khai hóa để tránh nhập nhằng", TS Cungnói.

Một đồng sự của ông Cung đến từ CIEM là TS.Võ Trí Thành khuyến nghị, Chính phủ phải làm cho các nhàđầu tư, xã hội thấy rõ sự cải cách, tái cơ cấu mạnh mẽ trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhất làcác tập đoàn, tổng công ty nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, quan ngại trước quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có thể bị ảnh hưởng, ông VũViết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho hay, hiện một số doanh nghiệp có quymô lớn đang rất khó khăn lại có "quan hệ" với các ngân hàng thương mại. Do đó, để tháo gỡ khó khănnày, Chính phủ phải giao Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch kiểm soát sự ổn định của ngân hàng, thậmchí, xây dựng kịch bản ứng phó, kể cả chính sách đặc biệt vì hoàn cảnh, tình thế không tốt có thểxảy ra.

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Viết Ngoạn, việc cải cách thể chế kinh tế phải bảo đảm quy luật khách quancủa thị trường như quan hệ cung cầu, giá thành, giá bán. Chính phủ phải làm rõ chức năng của nhànước và thị trường, làm rõ mối quan hệ nhà nước với doanh nghiệp nhà nước là theo kinh tế thịtrường.

"Các chính sách, chỉ đạo vừa qua đã làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động trở lại cơ bản bình thườngnhưng giờ phải đi vào giám sát, lành mạnh hóa tài chính căn cơ hơn. Các chính sách ứng phó nợ côngphải bài bản, khéo léo trong điều chỉnh tỉ giá, phải nghĩ dài hơn cho thị trường hoạt động theođúng thị trường, lãi suất phải rút hẳn khỏi các biện pháp hành chính để có cơ chế tỉ giá linh hoạthơn", TS. Võ Trí Thành khuyến nghị.

Nhất quyết minh bạch giá điện

Phản hồi lại khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các ýkiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia và cho rằng đây chính là cơ sở nhằm góp phần hoạchđịnh chính sách ngày càng sát với thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo, điều hành củaChính phủ.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ cho biết, ngay trong năm nay, Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt đểcác đơn vị liên quan phải công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá xăng, dầu, than, điện đểnhân dân giám sát và từng bước tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và giáo dục.

"Năm 2014 dứt khoát phải có bước tiến về giá điện, phải tiến tới không còn giá bán dưới giá thành,bù lỗ. Riêng phần hỗ trợ giá cho hộ nghèo, chính sách, các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, dân tộcvẫn duy trì trực tiếp. Phải minh bạch hóa giá điện để xem các yếu tố hình thành giá, chi phí khấuhao đã đúng chưa, công khai rõ để xã hội kiểm soát", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thủ tướng cho biết sẽ tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổphần hóa, trong đó năm 2014 - 2015 sẽ tập trung cổ phần hóa 500 doanh nghiệp trên tổng số gần 1.100doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa toàn bộ tổng công ty 90 và một số tập đoàn.

Đặc biệt, từ tháng 2/1014, sẽ công khai danh sách doanh nghiệp cổ phần hóa và giao nhiệm vụ cụ thểcho các bộ, ngành thực hiện. Cùng với đó là quyết liệt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà quan trọngnhất là tập trung xử lý nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo.

"Sắp tới sẽ không còn giá dịch vụ và sản phẩm bán dưới giá thành hay phải bù lỗ nữa. Trước mắt, đãáp dụng theo đúng giá thị trường đối với mặt hàng xăng dầu và giá than bán cho sản xuất điện đãbằng giá xuất khẩu. Không còn bù lỗ và các bộ phải công khai, minh bạch giá điện, xăng dầu là nhiệmvụ năm 2014 để nhân dân giám sát", Thủ tướng khẳng định.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện