Những đợt mua vàng đáng chú ý của các ngân hàng trung ương
Kể từ quý II/2009 đến nay, ngânhàng trung ương các nước vẫn luôn là người mua ròng trên thị trường vàng vớitổng lượng vàng được cất trữ tăng thêm gần 1.100 tấn, đảo ngược xu thế bán ròngnhiều năm trước đó.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã mua ròng tổng cộng 534,6 tấn vàng trong năm 2012 - cao nhất trong vòng 48 năm trở lại đây.
WGC dự báo năm 2013, các ngân hàng tiếp tục mua bằng mức đã mua trong năm trước bởi các chính sách nới lỏng tài khóa ở các quốc gia phát triển làm giảm niềm tin vào giá trị của tiền tệ.
Cùng nhìnlại những đợt thu gom vàng lớn nhất của ngân hàng trung ương các nước trong vàinăm trở lại đây:Trung Quốc tăng 76% dự trữ vàngnăm 2009
Năm 2009,Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBOC) cho biết đã tăng dự trữ vàng 76% lên 1.054tấn. Kể từ đó đến nay, PBOC chưa tiết lộ thêm thông tin về đợt thu gom vàngnào. Theo WGC, lượng nắm giữ 1.054 tấn vàng của TrungQuốc hiện đứng thứ 6 thế giới (sau Mỹ, Đức, IMF, Italia và Pháp). Tuy nhiên, lượng vàng dự trữ này chỉ chiếmchưa đến 2% tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, trong khi tỷ lệ này của Mỹ,Đức, Pháp, Italia là trên 70%.
Quý I/2011, Mexico nâng lượng nắmgiữ vàng 1300%
Quý I/2011,Ngân hàng trung ương Mexico mua vào 93,1 tấn vàng trong quý đầu năm nay, tănglượng dự trữ vàng lên 1300% từ mức khoảng 7 tấn trước đó. Việc này thu hút sựchú ý của các chuyên gia trên toàn thế giới. Không chỉ Mexico mà Ấn Độ, Nga,Kuwait, Ả Rập Xê Út đã cùng nhau đưa vàng thêm vào dự trữ ngoại hối của họ. Nhiềuý kiến cho rằng các nước đang mua vàng do bi quan về triển vọng của nền kinh tếvà để chuẩn bị cho sự sụp đổ sắp xảy đến đối với đồng đô la Mỹ.
Tháng 6/2011, NHTW Hàn Quốc muavàng lần đầu tiên trong 10 năm
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã mua 25 tấn vàng trong tháng 6/2011, khicho rằng đây là thời điểm chín muồi để tăng nắm giữ vàng. Quan chức BOK chobiết, đây là lần đầu tiên ngân hàng này mua vàng kể từ khủng hoảng tài chínhchâu Á 1997 -1998.
Sau đó, Hàn Quốc tiếp tục mua vàng thêm 3 đợt nữa, với 15 tấn trong tháng11/2011, 16 tấn trong tháng 7/2012 và 14 tấn trong tháng 11/2012. Như vậy, chỉtrong khoảng 1 năm rưỡi, BOK đã tăng gần gấp 6 lần lượng vàng dự trữ lên 84,4tấn.
Tháng 9/2011, Các NHTW mua vàngmạnh nhất 4 thập kỷ
Trongtháng 9/2011, trong bối cảnh giá vàng giảm mạnh, các ngân hàng trung ương trênthế giới đã có đợt gom mua vàng mạnh nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụpđổ. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong tháng 9/2011, các ngânhàng trung ương mua ròng 148,4 tấn vàng - mức mua ròng lớn nhất kể từ khi hãngtư vấn vàng GFMS có trụ sở ở London, Anh quốc, bắt đầu thực hiện các số liệuhàng quý về thị trường vàng.Năm 2010, ngân hàng trung ương chuyển sang mua ròng vàng sau 2 thập kỷ bán ròngmạnh mẽ. Sự chuyển hướng này được xem là một nhân tố quan trọng đưa giá vàngquốc tế lên mức kỷ lục 1.920,3 USD/oz vào tháng 9/2011, tăng 600%trongvòng 1 thập kỷ. Theo ông Marcus Grubb, Giám đốc đầu tư của WGC, hoạt động mua vàng của các ngânhàng trung ương trong tháng 9 diễn ra mạnh sau khi giá vàng giảm từ ngưỡng kỷ lục1.900 USD/oz về mức đáy trong tháng là 1.534,49 USD/oz. Đợt mua này cũng xảy ra đồng thời với những mối lo ngại quốc tế gia tăng vềđồng USD sau cuộc tranh cãi căng thẳng của Washington về tăng trần nợ quốc gia.Ngoài ra, các ngân hàng trung ương có thể đang theo đuổi những mục tiêu dài hạnthay vì đầu tư vàng ngắn hạn.
Nga vẫntiếp tục chương trình tích lũy vàng, nâng lượng vàng dự trữ thêm 627.000 oz lên28,005 triệu oz.
Kazakhstan cho biết đã tăng lượng vàng nắm giữ đáng kể trong tháng 10 và đâycũng là tháng thứ 2 liên tiếp ngân hàng nước này mua vàng. Tổng dự trữ của nướcnày đạt 2,366 triệu oz tính đến cuối tháng 10, tăng so với khoảng 2,265 triệuoz trong tháng 9.
Mexico cũng mua 29.000 oz vàng trong tháng 10, đưa lượng vàng nắm giữ lên 3,417triệu oz. Belarus mua thêm 32.000 oz, nâng lượng nắm giữ lên 1,027 triệu oz.
Colombia mua thêm 38.000 oz vàng trong tháng 10, nâng lượng dự trữ lên 333.000oz. Hồi tháng 1, lượng nắm giữ của nước này là 221.000 oz.
Một số ngân hàng trung ương khác cũng mua thêm vàng với số lượng nhỏ trongtháng 10 bao gồm Malta mua thêm 6.000 oz, Ukraine mua thêm 2.000 oz.
Tháng 4/2012, các ngân hàng trungương mua hơn 70 tấn vàng do lo ngại bất ổn tiền tệ
Theo Quỹtiền tệ quốc tế (IMF), Philippines tăng dự trữ vàng của họ thêm 32,13 tấn, lên194,241 tấn vào tháng 3, và tăng thêm 17% trong tháng 4, lượng mua lớnnhất của Philippines kể từ tháng 9/2008.Trong tháng 3, dự trữ vàng của Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ là 239,3 tấn.Tháng 4, ngân hàng này mua thêm 9,7 tấn, tương đương 14%. Trong tháng 4, Mexico cũng mua thêm 2,92 tấn vàng, nâng tổng dự trữ vàng lên125,5 tấn; Kazakhstan tăng thêm 2,02 tấn lên 89,19 tấn; Ukraina tăng thêm 1,4tấn lên 30,607 tấn.
Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong tháng 8/2012, ngân hàng trungương Hàn Quốc mua vàng mạnh nhất. Dự trữ vàng của ngân hàng này tăng 30% từ1,75 triệu ounce hồi tháng 6 lên 2,26 triệu ounce trong tháng 7 hay gần 70 tấn.
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm 213.000 ounce nâng tổng dự trữ lên9,5 triệu ounce mặc dù ngân hàng này chỉ mới bắt đầu chấp nhận vàng là tài sảnký quỹ của các ngân hàng thương mại.
Ukraine mua thêm 60.000 ounce, nâng tổng dự trữ tính đến cuối tháng 8 lên1,12 triệu ounce.
Trong khi đó, Nga tăng dự trữ vàng thêm 3.000 ounce trong tháng 8 lên 30,116triệu ounce. Trước đó, Nga đã bổ sung thêm 597.000 ounce tháng 7 và 216.000ounce tháng 6 vào kho dự trữ.
Kazakhstan tăng dự trữ vàng thêm 45.000 ounce lên 3,355 triệu ounce, Mông Cổtăng 3.000 ounce lên 117.000 ounce.
Kỳ vọng gói kích thích của các ngân hàng trung ương từ Cục dự trữ liên bangMỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đến ngân hàng trung ương Nhật Bản(BOJ) khiến giá vàng tiếp tục tăng, các nước tăng dự trữ vàng.
Nguồn Khampha