Thứ Hai | 22/07/2013 15:50

Nhu cầu của Trung Quốc hay USD đang điều khiển giá hàng hóa?

Trung Quốc khiến giá hàng hóa tăng suốt thập kỷ qua, song cũng không thể phủ nhận tác động của USD giảm giá.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ chóng mặt, với GDP bình quân hơn 10%/năm. Chỉ trong 7 năm, kinh tế Trung Quốc tăng gấp đôi và tăng gấp 3 lần trong 13 năm.

Với việc mở rộng đáng kinh ngạc này, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu hàng hóa với tốc độ mạnh mẽ. Năm 2000, cả nước chỉ nhập khẩu 70 triệu tấn quặng sắt nhưng hiện nay con số này là 763 triệu tấn. Nhập khẩu đồng tăng từ 1,6 triệu tấn năm 2000 lên hơn 4 triệu tấn/năm hiện nay, theo số liệu nghiên cứu của BCA. Nói đến nhu cầu dầu mỏ, 17 năm trước, Trung Quốc là một nước xuất khẩu ròng. Đến nay, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, nhập khoảng 5,4 triệu thùng dầu/ngày.

Which Drives Commodity Prices: Chinese Demand or U.S. Dollar?
Đó là lý do tại sao nhu cầu của Trung Quốc được thừa nhận rộng rãi là nguyên nhân thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao trong thập kỷ qua.

Nếu Trung Quốc là động lực của sự bùng nổ giá hàng hóa, thì sau đó giả định Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ kéo giá hàng hóa giảm.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của BCA cho thấy giả định này không hoàn toàn chuẩn xác. Các nhà phân tích cho rằng tiêu thụ các mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng đáng kể cùng thời gian giá hàng hóa tăng, nên nó vô tình tạo ra nhận thức rằng Trung Quốc là động lực chính cho sự bùng nổ hàng hóa.

BCA cho rằng: "Mức độ nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc rõ ràng là phản ánh quy mô của nền kinh tế". Vì vậy, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, "mức độ tuyệt đối của nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc tiếp tục lập kỷ lục mới mỗi năm."

Kể từ đầu thập kỷ qua, Trung Quốc đã tiếp tục nhập khẩu hàng hóa với tốc độ đáng kể. Từ năm 2007, Trung Quốc đã tăng 2 lần lượng mua quặng sắt, hơn tăng 1,5 lần đồng và 6 lần than từ các nước khác.

Những gì đang thực sự điều khiển giá cả hàng hóa?

Nếu không thể "đổ lỗi" hoàn toàn về việc giá hàng hóa giảm do cầu của Trung Quốc chậm lại, thủ phạm là gì? Hãy xem biểu đồ dưới đây.

Which Drives Commodity Prices: Chinese Demand or U.S. Dollar?
Mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình hàng năm giữa CBI index với GDP Trung Quốc và USD.

Đường màu đỏ chỉ tương quan lợi nhuận hàng năm trong 10 năm của chỉ số Thomson Reuters / Jefferies CRB Commodity Index (CRB) với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc. Mối tương quan giữa hai con số này ổn định trong khoảng gần 0,4 kể từ cuối những năm 1990. Tức là tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc tỷ lệ thuận với giá hàng hóa.

Đường màu xanh chỉ mối tương quan ngược giữa chỉ số CRB và đồng USD. Mối tương quan từ năm 2010 dao động quanh mức -0,8, ngụ ý rằng đồng USD càng giảm thì giá hàng hóa càng tăng, theo BCA.

Các dữ liệu của BCA xác nhận sự "nghi ngờ lâu nay rằng thị trường hàng hóa tăng trong hàng thập kỷ qua chủ yếu phản ánh sự giảm giá bền vững của đồng USD". Trong những năm 1990, khi kinh tế Mỹ bùng nổ và USD mạnh, giá cả hàng hóa yếu và giá dầu giảm xuống mức thấp nhất ở mức 10 USD/thùng.

Ngày nay, các nền kinh tế mới nổi đang phát triển với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển. Các quốc gia mới nổi có dân số trẻ, tăng trưởng dân số mạnh ở các thành phố do di dân, ngày càng giàu có và tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Tuy nhiên, như Credit Suisse đã phân tích, giá các mặt hàng có thể không còn cùng tăng và giảm đồng loạt. Điều này nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư cần phải tập trung vào các mặt hàng cá nhân, phụ thuộc vào các yếu tố cung và cầu.

Nguồn Wallstreetpit/Dân Việt


Sự kiện