Khách hàng đã bắt đầu mua sắm bằng phiếu E-Voucher của Saigon Co.op và UrBox. Ảnh: Quang Định.

 
Minh Anh Thứ Ba | 06/06/2023 17:13

Nhóm ngành phục vụ "ăn, mặc, ở" nhen nhóm phục hồi

Trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi nhanh, việc thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng đang tạo ra một thách thức mới đối với các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng ngày càng thận trọng

Khác hẳn với cảnh đông đúc, nhộn nhịp của quán phở vốn có, sau thời điểm dịch, quán phở của bà Hương mất đi 1/3 lượng khách và đến thời điểm hiện tại khách cũng chưa thể quay trở lại như thời trước. Bà Võ Thị Hương, chủ tiệm quán, chia sẻ: Khách vắng hơn trước và lượng khách quen cũng giảm tần suất đến quán.

Theo báo cáo "Thói quen tiêu dùng 2023" của PwC, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu, với 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%).

Đáng chú ý là, 54% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ sẽ giảm chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, du lịch và điện tử, và chưa thật sự cần thiết. 

Điều này có ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ và dịch vụ, khi nhu cầu của khách hàng giảm đi và gây áp lực lớn lên tăng trưởng kinh doanh.

Tình hình kinh tế cũng đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bán lẻ. Số liệu thống kê quý I/2023 ghi nhận tăng trưởng GDP của TP.HCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. 

E-voucher dự kiến được đưa vào sử dụng từ 15/5.
Saigon Co.op áp dụng nhiều chình sách trải nghiệm mới cho khách hàng. Ảnh: thanhnien.

Điều này tác động trực tiếp đến việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, khi họ cần cân nhắc và tiết kiệm hơn trong các khoản chi tiêu hàng ngày. Lạm phát cũng là một yếu tố đáng quan ngại, ảnh hưởng đến tình hình khó khăn của người tiêu dùng. 

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.Tình trạng lạm phát đang tăng lên đặt ra áp lực, đặc biệt cho nhóm người có thu nhập thấp.

Doanh thu giảm do nhu cầu giảm, trong khi các chi phí bán hàng và lãi vay tăng lên, gây giảm lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ các năm trước. 

Các doanh nghiệp bán lẻ làm gì để đứng vững trong khó khăn?

Hầu hết các ngành đều bị ảnh hưởng nhưng hiện tại, ngành bán lẻ đang cho thấy sự thay đổi trong tiêu dùng một cách rõ nét nhất. Không chỉ có các cửa hàng bán lẻ trả mặt bằng, các trung tâm thương mại lại đang rơi vào cảnh khá vắng. Nhiều nhãn hàng đã cùng với các Trung tâm Thương mại kết hợp để “kích cầu”, nhiều thương hiệu tặng kèm sản phẩm, mua 1 tặng 1, giảm giá 30-50% sản phẩm… Nhiều Trung tâm thương mại đưa ra những chương trình, giải pháp mới phù hợp với công nghệ mới dành cho khách hàng hiện đại. 

Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ: “Saigon Co.op hiện đang thực hiện mạnh mẽ công tác chuyển đổi số trong chăm sóc khách hàng, thông qua chiến lược sử dụng công nghệ  nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, cũng như cập nhật gần như tất cả các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt đang có trên thị trường. Từ năm 2022, Saigon Co.op bắt tay thực hiện số hóa phiếu mua hàng in giấy truyền thống trở thành phiếu mua hàng điện tử (E-Voucher). Và nay, Saigon Co.op phối hợp với UrBox để tiếp tục số hóa phiếu quà tặng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa các chương trình khuyến mãi, từ đó khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm tốt nhất ở những hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op”.

MM
MM Mega Market cũng đưa nhiều chương trình khuyến mãi bên cạnh việc bắt đầu hợp tác với các đơn vị phát hành E-voucher trên ứng dụng tích điểm mua sắm MCard. Ảnh: Tư liệu.

Theo Ông Bruno Jousselin, Tổng Giám đốc Điều hành kiêm Cung ứng toàn cầu Công ty MM Mega Market Việt Nam: “Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc Số hóa hệ thống quản lý nhằm nâng cao trải nghiệm Khách hàng, MM Mega Market không ngừng tìm kiếm giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường để thay thế cho Phiếu mua hàng giấy truyền thống, điển hình như với việc phát hành E-voucher trên ứng dụng tích điểm mua sắm MCard. Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác với các đối tác chiến lược như UrBox, sẽ góp phần đẩy mạnh thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, đa dạng hóa tiện ích và kho quà tặng điện tử của Khách hàng trên các ứng dụng UrBox và MCard”

Bà Cao Thị Dung, CEO Sakuko chia sẻtrong bối cảnh người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp phải đưa ra nhiều kế sách đảm bảo tối ưu vận hành và quản trị doanh nghiệp trong ngắn hạn đồng thời vẫn phải duy trì những chiến lược hướng đến kinh doanh bền vững. Sakuko đồng thời đã triển khai các hoạt động tái định vị thương hiệu, tăng cường hoạt động Loyalty như triển khai các chương trình gamification, chăm sóc khách hàng và tăng cường số hoá trong quản trị và bán hàng, tiếp thị.

Có thể bạn quan tâm:

Cần những giải pháp tổng thể tăng sức cầu của nền kinh tế