NHNN thanh tra 26 tổ chức tín dụng
Theo Quyết định này, việc xử lý ngân hàng yếu kém, sáp nhập hợp nhất ngân hàng chỉ là 1 nội dung, ngoài ra còn có việc làm lành mạnh hệ thống, bao gồm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm mới đáp ứng cho dự phát triển của hệ thống.
Về xử lý ngân hàng yếu kém, Thống đốc cho biết, Chính phủ đã lập ban chỉ đạo liên ngành gồm 1 Phó Thủ tướng làm trưởng ban, Thống đốc làm Phó trưởng ban thường trực và đại diện của các Bộ, ban ngành khác. Với từng ngân hàng thương mại, cũng có ban chỉ đạo xử lý, do vậy, quá trình xử lý các ngân hàng thương mại không chỉ có riêng ý kiến của NHNN mà còn những đánh giá của các cơ quan khác, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật cũng có đầy đủ bộ tiêu chí đánh giá như thế nào là ngân hàng thuộc diện phải xử lý. Đồng thời, quá trình xử lý ngân hàng yếu kém là rất nhạy cảm và có thể gây ra tranh chấp, vì vậy để có đủ cơ sở để xử lý 1 ngân hàng thì NHNN tiến hành đồng thời 2 việc: một mặt tiến hành thanh tra tại chỗ, 1 mặt mời kiểm toán độc lập quốc tế.
Trong thời gian qua, quá trình đánh giá các tổ chức thuộc diện phải xử lý là rất xứng đáng và phù hợp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Tuy nhiên, một số đề án phải tôn trọng tính tự nguyện của các đối tượng tham gia nên hiện nay đang trong giai đoạn cuối cùng để thống nhất với các đối tượng này về con số, sau khi thống nhất và có phương án xử lý cuối cùng, NHNN sẽ công bố rộng rãi công chúng.
Năm nay, NHNN cũng tiến hành thanh tra trên diện rộng với 26 tổ chức tín dụng, khi có kết quả thanh tra, NHNN sẽ được lần lượt công bố rộng rãi với công chúng.
Nguồn Khampha