Chủ Nhật | 06/07/2014 21:32

NHNN chủ động mở rộng tín dụng ngoại tệ

Cho phép các ngân hàng mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung, Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định hệ số sử dụng vốn vẫn an toàn.

Tối 6/7, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp về tình hình tín dụng ngoại tệ nửađầu năm, sau khi Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia và một số chuyên gia tỏ ra lo ngại ngoại tệ chovay tăng mạnh trong khi nguồn huy động lại giảm.

"Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt cho phép các ngân hàng mở rộng tín dụng ngoạitệ, qua đó góp phần tăng tín dụng chung của nền kinh tế. Đến cuối tháng 5/2014, tín dụng ngoại tệtăng 9,35% so với cuối năm ngoái trong khi tín dụng chung đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,51%. Điềuđó cho thấy, nếu không có sự linh hoạt, tín dụng toàn hệ thống khó có thể tăng được như vậy và tăngtrưởng tín dụng ngoại tệ đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tín dụng chung, qua đó hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế",Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồngnói.

Theo bà, trong những tháng đầu năm, nền kinh tế đã có những diễn biến tíchcực, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn, hàng tồn kho chậm tiêu thụ, doanh nghiệpchưa có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, nên chưa vay vốn ngân hàng. Một số doanh nghiệp có nhucầu nhưng do năng lực tài chính của yếu kém, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dựán... nên tín dụng ngân hàng vẫn khó mở rộng.

"Bởi vậy, trong điều hành hoạt động tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã cónhững giải pháp linh hoạt", bà Hồng lý giải.

Hệ số sử dụng vốn ngoại tệ của các ngân hàng (tín dụng/huy động) đến cuối tháng 5lên tới 99,5% nhưng bà Hồng khẳng định không đáng quan ngại, bởi nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tíndụng ngoại tệ mới tăng1,34%. Mặt khác, nếu tính cả các khoản tiềngửi ngoại tệ trong nước khác và nguồn vốn nước ngoài thì hệ số sử dụng vốn chỉ khoảng50-60%.

Trong báo cáo công bố tuần trước, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia dẫn sốliệu tăng trưởng tín dụng và huy động ngoại tệ và nhận định thanh khoản ngoại tệ phải chịu áp lựcnhất định. Các ngân hàng thương mại ghi nhận nhu cầu vay ngoại tệ tăng cao hơn so với vay tiềnđồng.

Với các doanh nghiệp, vay đôla rồi bán ra lấy tiền đồng kinh doanh(carry-trade) thời gian qua rất có lợi bởi lãi suất ngoại tệ hiện chỉ 5-6% trong khi tiền đồng daođộng 9-12%. Tuy nhiên hiện tượng này gây quan ngại cung cầu ngoại tệ có thể xáo trộn khi các hợpđồng vay đến hạn trả nợ, qua đó gây áp lực lên tỷ giá. Biến động tỷ giá các năm 2008 và 2010 cũngcó một phần nguyên nhân là hoạt động carry-trade nhộn nhịp trước đó.

"Thời gian qua, các ngân hàng chủ yếu linh hoạt cấp tín dụng ngoại tệ cho cácdoanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ, vì vậy sẽ không tạo áp lực tới việc các ngân hàngphải bán ngoại tệ để trả nợ vay. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệnhưng không có nguồn thu ngoại tệ, các ngân hàng chỉ xem xét cho vay đối với các nhu cầu vốn đểphục vụ các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích của Chính phủ nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡkhó khăn trong bối cảnh hiện nay", bà nói.

Theo bà khi cho vay, bản thân các ngân hàng đã chủ động cân đối được nguồn ngoạitệ cho vay cũng như nguồn ngoại tệ bán cho doanh nghiệp để trả nợ vay.

Bà Hồng cho biết thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễnbiến tín dụng, đặc biệt là tín dụng VND để có những điều chỉnh phù hợp. Linh hoạt trong ngắn hạnkhi điều hành tín dụng ngoại tệ, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định mục tiêu chống đôla hóatrong nền kinh tế, bà nhấn mạnh.

Nguồn Vnexpress


Sự kiện