Thứ Năm | 10/04/2014 16:22

Nhìn nhận từ bức tranh kinh tế quí 1 thế nào?

Trong khi bức tranh kinh tế quí 1-2014 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác họa khá tươi sáng thì phía Bộ Công Thương lại cho rằng quá lạc quan.

Nếu đã là vấn đề dài hạn thì phải dùng các chínhsách dài hạn để giải quyết.

Ông Phạm Thế Anh

Trong khi bức tranh kinh tế quí 1-2014 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác họa khá tươi sáng thì phía Bộ Công Thương lại cho rằng: quá lạc quan, hơi rời rạc và coi trọng hình thức, dựa trên quan điểm những con số thống kê đã được đưa ra một cách sai lệch. Trên chính những con số này, những mảng màu sáng-tối cũng được các chuyên gia cảm nhận đan xen thông qua các góc nhìn ngắn hạn và dài hạn khác nhau.

TBKTSG trò chuyện với hai chuyên gia: TS. Phạm Thế Anh và ThS. Đinh Tuấn Minh.

GDP quí 1 tăng nhẹ so với cùng kỳ của hai năm gần nhất, 4,96% sovới 4,75% và 4,76% nhưng lại thấp hơn quí 1-2010 và 2011, lần lượt là 5,97% và 5,9%. Liệu có thểxem đó là một thành tích và điều gì đằng sau nó?

- Ông Phạm Thế Anh: Thú thực tôi không tin lắm vào thống kê về tổng sản lượnghay GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn vào các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, ví dụ tín dụng ba thángđầu năm hầu như không tăng, số doanh nghiệp giải thể còn lớn, tồn kho tiếp tục tăng cao... đều chothấy kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những tháng ngày khó khăn bất chấp những nỗ lực cải thiệntổng cầu thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ trong thời gian qua. Điều này ủnghộ thêm cho nhận định rằng các vấn đề của nền kinh tế hiện nay thuộc về căn bản dài hạn chứ khôngchỉ mang tính ngắn hạn.

- Ông Đinh Tuấn Minh: Những chỉ số kinh tế vĩ mô quí 1-2014 cho thấy nền kinhtế Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tiếp tục duy trì ở mức cao hơn còntỷ lệ lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP này chỉ nhỉnh hơn chút ít, khoảng 0,2điểm phần trăm, so với hai năm trước đó. Điều này phản ánh một thực tế rằng năng suất của nền kinhtế hầu như chưa được cải thiện. Khi chính sách tiền tệ và tài khóa được kiểm soát chặt chẽ để kiềmchế lạm phát và ổn định tỷ giá thì tăng trưởng của nền kinh tế hầu như không thay đổi.

Sau ba tháng, CPI của cả nước tăng 0,8% - mức thấp nhất trong nhiềunăm qua. Vì sao có diễn biến này? Hiện có hai quan điểm, một lo giảm phát, hai cho rằng nguy cơ lạmphát vẫn tiềm ẩn...

Quá trình tái cơ cấu trong khu vực kinh tế tư nhân chưa chuyển thành động lực tăng trưởng chungcho cả nền kinh tế, điều đó có thể do lực cản từ khu vực nhà nước.

Ông Đinh Tuấn Minh

- Ông Đinh Tuấn Minh: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tiếp tục được duy trì ởmức thấp khiến cho nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của sức mua tiếp tục suy giảm. Những sốliệu thống kê trong thời gian vừa qua cho thấy xu hướng ngược lại. Thứ nhất, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quí 1-2014 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước,loại trừ yếu tố giá còn tăng 5,1%. Tỷ lệ này cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước. Thứ hai,chỉ số tồn kho thời điểm 1-3-2014 tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức tăng chỉsố tồn kho thời điểm 1-3-2013 so cùng thời điểm năm 2012 là 16,5%.

Lạm phát duy trì ở mức tương đối thấp trong năm 2013 và đầu năm 2014 là dấu hiệu của chính sáchtiền tệ vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 của nền kinh tế so với cùng kỳđã giảm từ mức khoảng 22,5% vào tháng 12-2012 xuống còn 17% vào tháng 12-2013 được xem là nguyênnhân chính giúp cho việc kiểm soát lạm phát thành công.

- Ông Phạm Thế Anh: Không nên coi việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lạilà tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nếu các con số đưa ra bởi Tổng cục Thống kê làđáng tin cậy thì đúng như anh Đinh Tuấn Minh nói, cầu tiêu dùng là không hề thấp và không có lý dogì chúng ta phải thực hiện các kích thích tài khóa hay tiền tệ.

Hơn nữa, mặc dù thu nhập chỉ ở mức trung bình thấp nhưng chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ cơbản của Việt Nam hiện ngang hàng với những nước phát triển. Do vậy, việc giảm giá hàng hóa (thôngqua giảm chi phí sản xuất nhờ nâng cao năng suất/hiệu quả hoạt động) phải được khuyến khích. Giảmgiá, nhằm biến nhu cầu thông thường thành nhu cầu có khả năng thanh toán, là cách thức kích cầu tốtnhất đối với đại bộ phận dân cư Việt Nam hiện nay.

Chúng ta có thể liên hệ tình huống này của thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng với thịtrường bất động sản hiện nay. Các thị trường này hay nền kinh tế Việt Nam nói chung hiện đang cómột điểm tương đồng đó là: sản xuất chậm lại trong khi giá cả lại quá cao so với khả năng thanhtoán của người tiêu dùng. Trong trường hợp này, các chính sách kích cầu (ví dụ như các gói tín dụnggiá rẻ) hoặc tiết cung (ví dụ như dừng cấp giấy phép dự án xây dựng nhà ở thương mại) ngoài tácdụng tạm thời "giữ giá", hoặc xấu hơn là đẩy giá tăng trở lại, sẽ không giúp gì nhiều cho việc hạthấp tồn kho, kích thích sản xuất lâu dài bởi khi đó chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư có khả năngthanh toán cho nhu cầu của mình. Do vậy, giảm giá (hoặt ít nhất không tăng giá) phải là ưu tiênhàng đầu để các thị trường này phát triển bền vững trở lại. Không nên hô hào "giảm phát" để thựchiện các chính sách kích thích gây hại cho nền kinh tế.

Nhận xét của hai ông về những bước đi của chính sách tiền tệ hiệnnay, tốc độ tăng trưởng tín dụng (âm) trong quí 1 có đáng lo ngại? Đặt điều này trong mối liên hệvới với diễn biến nóng lên của thị trường chứng khoán?

- Ông Phạm Thế Anh: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (âm) là một biểu hiện đáng longại về triển vọng của nền kinh tế. Trong thời kì suy giảm/khủng hoảng niềm tin như hiện nay thìcắt giảm lãi suất không thôi là chưa đủ để kích thích đầu tư của khu vực tư nhân. Điều quan trọnglúc này là Chính phủ cần có những chính sách/thay đổi mà doanh nghiệp nhìn vào đó để lạc quan hơn,tin tưởng hơn về các cơ hội, về tính hiệu quả, sự ổn định và an toàn của nền kinh tế trong dàihạn.

Đáng tiếc là những chính sách như vậy Việt Nam hiện vẫn còn thiếu, triển khai chậm chạp hoặcthông điệp chính sách phát ra chưa đủ mạnh để làm an tâm thị trường. Nếu Chính phủ chỉ thực hiệnnhững chính sách mang tính kích thích ngắn hạn như tăng cung tiền/hạ lãi suất mà không đi kèm vớinhững cải cách mạnh mẽ thì nền kinh tế cũng sẽ phản ứng theo cách ngắn hạn. Dòng tiền sẽ chảy vàocác thị trường tài sản như chứng khoán/bất động sản để đầu cơ lên giá, tuy nhiên dòng tiền đầu tưvào nền kinh tế thực sẽ không tăng.

- Ông Đinh Tuấn Minh: Nghiên cứu của chúng tôi gần đây cho thấy tốc độ tăngtrưởng cung tiền M2 hàng năm khoảng 15% được xem là mức tăng trưởng tối ưu cho nền kinh tế ViệtNam, tức giúp nền kinh tế đạt mức tăng trưởng tiềm năng mà không dẫn đến áp lực lạm phát. Nếu Ngânhàng Nhà nước tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cung tiền như vậy thì chúng ta hoàn toàn có quyền kỳvọng lạm phát năm 2014 sẽ được giữ ở mức 6-6,5%, tương tự như năm 2013. Vấn đề cải thiện tốc độtăng trưởng nền kinh tế khi đó phụ thuộc hoàn toàn vào việc liệu chúng ta có cải thiện được mứctăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế hay không, tức là có cải thiện được năng suất của nền kinh tếhay không?

Nhìn từ tình hình ngắn hạn trong quí 1, theo hai ông, đâu là việccần làm ngay để thúc đẩy nền kinh tế trong dài hạn?

- Ông Phạm Thế Anh: Nếu đã là vấn đề dài hạn thì phải dùng các chính sách dàihạn để giải quyết. Các chính sách này nằm nhiều ở các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế mà chotới nay phần lớn vẫn chưa phát huy hiệu quả hoặc đang ở dạng kế hoạch và chúng ta vẫn phải đợi.

- Ông Đinh Tuấn Minh: Trong giai đoạn kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp cầnphải điều chỉnh kế hoạch và ngành nghề kinh doanh để dịch chuyển vốn sang những khu vực có hiệu quảkinh tế hơn. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thịtrường. Con số khoảng 50.000 doanh nghiệp phải đóng cửa hàng năm trong ba năm 2011-2013 phản ánhphần nào quá trình tái cơ cấu khốc liệt này trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng quá trình tái cơ cấu trong khu vực kinh tế tư nhân chưa chuyển thành động lực tăng trưởngchung cho cả nền kinh tế, điều đó có thể do lực cản từ khu vực nhà nước. Mặc dù ba chương trình táicơ cấu lớn của Chính phủ được khởi động từ cuối năm 2011 nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở mức độđồng thuận và trên giấy tờ, còn thực tế chưa triển khai được bao nhiêu.

Nếu như không có những hành động tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa trên thực tế đối với khu vực nhànước trong thời gian tới thì chúng ta cũng khó có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao hơnhẳn trong năm 2014 và 2015.

Chờ cải cách thể chế

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (14,1%, loại trừ yếu tố lạm phát còn 13,2%), xuất siêu (1,7 tỉ đôla Mỹ) tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế. Song, vẫn như năm trước, thành tích này chủ yếu dođóng góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (đóng góp 67,4% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp chủ yếucho xuất siêu) trong khi xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tiếp tục gặp khó khăn. Đáng chúý là tỷ lệ giá trị gia tăng của điện thoại Samsung Galaxy chỉ vào khoảng 8% nên phần hưởng lợi củaViệt Nam trong sản phẩm xuất khẩu này quá nhỏ bé. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của doanhnghiệp trong nước như gạo, sắn, cao su, than đá, dầu thô đều giảm so với năm trước.

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã công bố kết quả mua được39.000 tỉ đồng nợ xấu trong năm 2013 và dự kiến sẽ mua tiếp 10.000 tỉ nữa trong quí 1-2014. VAMC đã"đòi" lại được 200 tỉ nợ xấu nhưng dư luận chưa được thuyết phục bởi câu hỏi VAMC sẽ giải quyết sốnợ xấu đã mua vào bằng cách nào. Với tiến độ như hiện nay chưa có căn cứ gì để dự đoán bao giờ ViệtNam sẽ giải quyết được tổng số nợ xấu trong nền kinh tế nếu như không có một liều thuốc "tiền tươithóc thật" mới xuất hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc tín dụng sẽ còn tắc nghẽn.

Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị Quyết 01 về những nhiệm vụ, giải pháp chủyếu chỉ đạo điều hành kế hoạch năm 2014 nhưng những tiến bộ đạt được trong quí 1 còn rất hạn chế.Tỷ lệ giải ngân của chương trình 30.000 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội mới đạt 4%. Và cho đến giờ vẫnchưa có một giải pháp hệ thống, đồng bộ cho cuộc khủng hoảng bất động sản đã kéo dài vài năm nay vàcó lẽ sẽ còn tiếp tục vài năm nữa, chôn vốn của ngân hàng và nền kinh tế.

Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được công bố với những mục tiêu cao và biện pháp quyếtliệt, tuy vậy, hết quí 1 vẫn chủ yếu là xây dựng và công bố các chính sách, quy định mới, chưa thấycông bố danh mục những doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa trong năm 2014 và giải pháp gì chosố nợ rất lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước này.

Cải cách thể chế được xác định là nhiệm vụ đột phá trong năm 2014 và được kỳ vọng sẽ đem lạinhững cải thiện mang tính đột phá, song hết quí 1 người dân và doanh nghiệp vẫn hy vọng về nhữnggiải pháp theo cơ chế thị trường nhiều hơn, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và tăng tính côngkhai minh bạch của các cơ quan nhà nước.

Lê Đăng Doanh

Đọc bản đầy đủ trên TBKTSG

Nguồn TBKTSG


Sự kiện