Nhìn lại kinh tế Việt Nam trước thời điểm phát hành trái phiếu quốc tế
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đãủy quyền cho các ngân hàng Deutsche Bank, HSBC và Standard Chartered tổ chứcchương trình giới thiệu tới các nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu, bắt đầu từ thứTư (29/10) tại Singapore, Hongkong vào ngày 30/10, London vào ngày 31/10 và tại3 thành phố của Mỹ là Boston (3/11), New York (4/11) và San Francisco(5/11).
Đối với tổ chức phát hành trái phiếu, hệ số tín nhiệm (creditrating) có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu,nhất là khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài cũng như việc xác định lãi suấttrái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi suất trái phiếu càng thấp và ngượclại).
Theo Báo cáo Triển vọng tháng 10 của Công ty Cổ phần của Côngty Chứng khoán Ngân hàng Thịnh Vượng (VPBS), trong tháng 7, Moody’s nâng hạng mứctín nhiệm của Việt Nam lên 1 bậc, từ B2 lên B1 đi kèm với triển vọng ổn định,S&P xếp hạng BB- (ổn định), và thông tin Fitch cân nhắc tăng hạn mức tínnhiệm quốc gia cho Việt Nam trong thời gian tới góp phần thúc đẩy dòng vốn ngoạitrên thị trường trái phiếu.
Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam trong quý I vàII/2014 được Ngân hàng Phát triển Châu Á đánh giá là có tốc độ phát triển nhanhnhất trong khu vực. Tiếp tục trong quý III năm nay, thị trường trái phiếu trêncả sơ cấp và thứ cấp đều diễn ra sôi động và trở thành nguồn huy động vốn hiệuquả cho Chính phủ với chi phí thấp.
Theo báo cáo của VPBS về tình hình vĩ mô của Việt Nam năm2014, tăng trưởng GDP năm 2014 sẽ vượt trội hơn mục tiêu đã đề ra trước đây củacả năm là 5,8%. Về cán cân thanh toán quốc tê, xuất siêu sẽ giảm xuống 1,3-1,5tỷ USD trong cả năm. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ tăng ở mức 21%. Lạmphát trong năm 2014 sẽ giảm còn 4,2% so với năm trước. Lợi suất trái phiếuChính phủ 5 năm trên thị trường thứ cấp dự báo sẽ ở mức 5,6% cuối năm nay.
Về tình hình tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, Thống đốc NHNN cho biếttrong 2 năm qua, tính từ thời điểm tháng 9/2012 đến hết tháng 9 năm nay, hệ thốngngân hàng đã xử lý được 249 ngàn tỷ đồng nợ xấu, mức độ xử lý đạt được khá cao,khoảng 53,6%.
Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng từ 3,61% cuốitháng 12/2013 lên tới 4,17% cuối tháng 6/2014. Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN bàNguyễn Thị Hồng cho biết, tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần 4 tháng qua. Theo bà Hồng, nợxấu tại thời điểm cuối tháng 9/2014 theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là3,88%. Con số này tại thời điểm cuối tháng 6 là 4,17%, cuối tháng 7 là 4,11%,cuối tháng 8 là 3,9% và cuối tháng 9 là 3,88%.
Về tình hình nợ công của Việt Nam, tỷ lệ vay nợ của Chính phủtrên tổng GDP được ước tính tăng 4,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trướclên 46,9% vào cuối năm 2014. Và tỷ lệ nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sáchsẽ tăng lên 253% so với 198% của năm 2013.
Trước đó vào năm 2005, Chính phủ đã huy động được 750 triệuUSD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở Giao dịch Chứng khoán NewYork, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốcvà lãi vào năm 2016. Toàn bộ số tiền huy động đã được Chính phủ cho Tập đoànCông nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)- nay là SBIC, vay. Tuy nhiên khoản vaynày đã không được Vinashin sử dụng hiệu quả.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành tiếp trái phiếu quốc tếkỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa6,75%/năm. Theo chương trình quản lý nợ trung và dài hạn giai đoạn 2013-2015,Việt Nam dự kiến cần vay nước ngoài 33.000 tỷ đồng trong năm 2014 và 40.000 tỷđồng trong năm 2015 để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
Nguồn Theo DVO