Thứ Hai | 18/02/2013 09:52
Nhìn lại "của để dành" một số doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp sau nhiều năm tích lũy đã có quỹ thặng dư vốn, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác rất lớn.
Nhiều doanh nghiệp qua một thời kỳ dài tích lũy đã có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, gấp nhiều lần vốn điều lệ thực góp. Nguồn tích cóp này là một trong những lý do giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp trụ vững được dù thị trường lao dốc.
Nhiều doanh nghiệp có "của để dành" gấp đôi vốn điều lệ
HLD chưa niêm yết nhưng với thông số đến cuối năm 2012 có vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng quỹ đầu tư phát triển 116 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 19 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 98 tỷ đồng.
Sau 1 năm, LHG đạt 68% kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2012 đã được Đại hội cổ đông giao phó. Tuy niên, tính đến cuối năm 2012, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của LHG đạt 294 tỷ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ hiện tại là 260 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của PVD đạt 2.043 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm. Ngoài ra, công ty còn có quỹ thặng dư vốn cổ phần 1.382 tỷ đồng, quỹ chênh lệch tỷ giá hối đoái 654 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 552 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 263 tỷ đồng.
HVG có vốn điều lệ 792 tỷ đồng nhưng “của để dành” thặng dư vốn cổ phần 590,78 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 88,5 tỷ đồng, 91,86 tỷ đồng quỹ dự phòng tài chính, 683 tỷ đồng quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phấn phối.
Hai doanh nghiệp khác có liên quan mật thiết với HVG là VTF và AGF cũng có của để dành khá lớn. Riêng VTF có vốn điều lệ 210 tỷ đồng nhưng đang có quỹ thặng dư vốn 100 tỷ đồng, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 251 tỷ đồng và các quỹ khác.
Cuối năm 2012, với vốn điều lệ 128,6 tỷ đồng, AGF có vốn chủ sở hữu lên tới 660 tỷ đồng nhờ 385 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần từ những năm trước, quỹ đầu tư phát triển 81 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 12,86 tỷ đồng và quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 52 tỷ đồng.
ITC hiện có vốn điều lệ 690,87 tỷ đồng nhưng công ty có quỹ thặng dư vốn từ những năm trước đạt 974,11 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 30,64 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 26,56 tỷ đồng và quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 56,66 tỷ đồng.
KDH có quỹ lợi nhuận chưa phân phối 172 tỷ đồng, quỹ thặng dư vốn 498 tỷ đồng…trong khi vốn điều lệ chỉ 439 tỷ đồng. Nhờ của để dành lớn, dù hoạt động kinh doanh gặp khó cùng thị trường bất động sản nhưng giá cổ phiếu KDH cũng không ở mức “cổ phiếu ruồi”.
Một trong những doanh nghiệp có lãi cao ổn định qua nhiều năm của TTCK là VSC. Luôn thuộc top 15 EPS của thị trường, VSC đã tích lũy được 37 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 251 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 218 tỷ đồng quỹ lợi nhuận chưa phân phối. Vốn điều lệ của công ty chỉ 240 tỷ đồng.
Thị giá ổn định qua bão thị trường
Suốt một năm ròng 2012, thị trường chứng khoán lao dốc khiến không ít cổ phiếu xuống dưới mệnh giá và cách xa giá trị sổ sách. Tuy nhiên, thị giá của những doanh nghiệp nói trên được giữ khá vững.
Như PVD, cổ phiếu này chưa từng rơi xuống dưới 30.000 đồng trong hơn 1 năm ròng. VSC cũng giữ giá trên 26.000 đồng. Những doanh nghiệp làm ăn tốt, của để dành nhiều hầu như không có mã nào rơi xuống thị giá dưới 2x.
Một số doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng của thị trường như KDH, ITC cũng không quá thảm. Thị trường BĐS đóng băng khiến công ty gánh không ít quý lỗ và nhiều quý liền lãi dưới 1 tỷ đồng nhưng thị giá cả năm ròng không xuống quá thấp.
"Của để dành" khá nhiều doanh nghiệp niêm yết có. Vì phần quỹ này doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư phát triển, đối phó với nhiều trường hợp bất khả kháng hay có thể dùng để phát hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn (thuật ngữ thưởng cổ phiếu cũ).
Nhiều doanh nghiệp có "của để dành" gấp đôi vốn điều lệ
HLD chưa niêm yết nhưng với thông số đến cuối năm 2012 có vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng quỹ đầu tư phát triển 116 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 19 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 98 tỷ đồng.
Sau 1 năm, LHG đạt 68% kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2012 đã được Đại hội cổ đông giao phó. Tuy niên, tính đến cuối năm 2012, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của LHG đạt 294 tỷ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ hiện tại là 260 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của PVD đạt 2.043 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm. Ngoài ra, công ty còn có quỹ thặng dư vốn cổ phần 1.382 tỷ đồng, quỹ chênh lệch tỷ giá hối đoái 654 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 552 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 263 tỷ đồng.
HVG có vốn điều lệ 792 tỷ đồng nhưng “của để dành” thặng dư vốn cổ phần 590,78 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 88,5 tỷ đồng, 91,86 tỷ đồng quỹ dự phòng tài chính, 683 tỷ đồng quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phấn phối.
Hai doanh nghiệp khác có liên quan mật thiết với HVG là VTF và AGF cũng có của để dành khá lớn. Riêng VTF có vốn điều lệ 210 tỷ đồng nhưng đang có quỹ thặng dư vốn 100 tỷ đồng, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 251 tỷ đồng và các quỹ khác.
Cuối năm 2012, với vốn điều lệ 128,6 tỷ đồng, AGF có vốn chủ sở hữu lên tới 660 tỷ đồng nhờ 385 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần từ những năm trước, quỹ đầu tư phát triển 81 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 12,86 tỷ đồng và quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 52 tỷ đồng.
ITC hiện có vốn điều lệ 690,87 tỷ đồng nhưng công ty có quỹ thặng dư vốn từ những năm trước đạt 974,11 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 30,64 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính 26,56 tỷ đồng và quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 56,66 tỷ đồng.
KDH có quỹ lợi nhuận chưa phân phối 172 tỷ đồng, quỹ thặng dư vốn 498 tỷ đồng…trong khi vốn điều lệ chỉ 439 tỷ đồng. Nhờ của để dành lớn, dù hoạt động kinh doanh gặp khó cùng thị trường bất động sản nhưng giá cổ phiếu KDH cũng không ở mức “cổ phiếu ruồi”.
Một trong những doanh nghiệp có lãi cao ổn định qua nhiều năm của TTCK là VSC. Luôn thuộc top 15 EPS của thị trường, VSC đã tích lũy được 37 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 251 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 218 tỷ đồng quỹ lợi nhuận chưa phân phối. Vốn điều lệ của công ty chỉ 240 tỷ đồng.
Thị giá ổn định qua bão thị trường
Suốt một năm ròng 2012, thị trường chứng khoán lao dốc khiến không ít cổ phiếu xuống dưới mệnh giá và cách xa giá trị sổ sách. Tuy nhiên, thị giá của những doanh nghiệp nói trên được giữ khá vững.
Như PVD, cổ phiếu này chưa từng rơi xuống dưới 30.000 đồng trong hơn 1 năm ròng. VSC cũng giữ giá trên 26.000 đồng. Những doanh nghiệp làm ăn tốt, của để dành nhiều hầu như không có mã nào rơi xuống thị giá dưới 2x.
Một số doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng của thị trường như KDH, ITC cũng không quá thảm. Thị trường BĐS đóng băng khiến công ty gánh không ít quý lỗ và nhiều quý liền lãi dưới 1 tỷ đồng nhưng thị giá cả năm ròng không xuống quá thấp.
"Của để dành" khá nhiều doanh nghiệp niêm yết có. Vì phần quỹ này doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư phát triển, đối phó với nhiều trường hợp bất khả kháng hay có thể dùng để phát hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn (thuật ngữ thưởng cổ phiếu cũ).
Nguồn CafeF