Thứ Năm | 31/10/2013 15:25

Nhiều Đại biểu Quốc hội nhất trí nâng bội chi

Chính phủ cần khắc phục yếu kém kéo dài trong quản lý điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển.

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và kế hoạch 2014 sáng 31/10, nhiều đại biểuQuốc hội bày tỏ nhất trí với những đánh giá Chính phủ đưa ra trong báo cáo trình Quốc hội. Bên cạnhđó, các đại biểu cũng đưa ra nhiều đóng góp về điều hành của Chính phủ thời gian qua và những kếhoạch Chính phủ đưa ra thời gian tới.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) nhìn nhận: Năm 2013 xuất hiện một số vấn đề mới có nguy cơgây mất ổn định kinh tế vĩ mô, đó là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch, chỉ ước9 tháng đạt gần 544 nghìn tỷ đồng bằng 66% dự toán năm. Thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnhnền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp trôi nổi chiếm gần 66% tổng số doanh nghiệp nộp tờ kê trong Quý 2năm 2013, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm có đến 79% doanh nghiệp kê khai nộp thuế giá trị gia tăngnhưng không có chênh thuế phải nộp. Bình quân cứ 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệpngoài quốc doanh thì chỉ có một doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng. Thịtrường bất động sản đóng băng nhưng chi công không giảm nên đang trở thành vấn đề khó khăn rất lớncho bài toán ngân sách trong 2 năm 2014 - 2015

Đồng ý nâng trần bội chi ngân sách

Tại kỳ họp này, theo đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai): Để đánh giá cho đúng thực trạng vàcó giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm bổ sung làm rõ địa chỉvề trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương trong tổ chứcthực hiện mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua.

Đưa ra ý kiến về huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đại biểu Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ)bày tỏ băn khoăn: Theo các báo cáo tổng vốn đầu tư tuy có tăng về lượng nhưng lại giảm mạnh về tỷlệ so với GDP. Năm 2011 tỷ lệ này là 33,3%; Năm 2012 là 30,5% và đến năm 2013 ước chỉ đạt29,1%.

Theo nhận định của đại biểu Lê Thị Yến về thực tế này, ngoài các nguyên nhân do khó khăn chungcủa nền kinh tế và chính sách cắt giảm đầu tư công, do còn thiếu và chậm ban hành một số cơ chế,chính sách để có thể thu hút, huy động được đúng mức các nguồn vốn xã hội và đa dạng hình thức đầutư. Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cần rất lớn, nhấtlà trong một số lĩnh vực, vùng miền mà ngay cả kết cấu hạ tầng thiết yếu cũng còn thiếu rấtnhiều.

Mặt khác, theo đại biểu Lê Thị Yến, do bước đầu triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thểnền kinh tế, nên tăng trưởng nền kinh tế thời gian trước mắt vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào tăngtrưởng lượng vốn đầu tư, không đẩy mạnh đầu tư hơn thì sẽ không thể cải thiện được tốc độ tăngtrưởng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tạo việc làm, đến nguồn lực để thực hiện các bước phát triển lâudài, gắn với tiết kiệm phát triển và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

"Từ những suy nghĩ đó chúng tôi tán thành việc mở rộng đầu tư công ở chừng mực và khoảng thờigian hợp lý trong giới hạn nợ công cho phép. Thông qua việc huy động thêm một lượng vốn trái phiếuChính phủ dưới chuẩn bội chi trong thời gian tới để có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Qua đó gópphần kích thích tăng trưởng, kích thích nhu cầu của thị trường và tạo thêm việc làm" - đại biểu LêThị Yến nói.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình) bày tỏ đồng tình với Chính phủ về việc tăng bội chi ngânsách cho phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14hoàn thành một số dự án lớn trọng điểm quốc gia và các dự án dở dang thiếu vốn đã được phê duyệt,vốn đối ứng ODA và xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, trước thực tế số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động gia tăng; doanh nghiệpkhó tiếp cận vốn, hàng tồn kho tăng; thủ tục hành chính rườm rà, đại biểu Nguyễn Cao Sơn cho rằng:Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đồng bộ và hoàn thiện hơn, tạohành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Chính phủ cần phân cấp cho địa phương thựchiện việc thẩm định nguồn vốn trước khi phê duyệt dự án.

Kiểm soát chặt đầu tư công

Trong điều kiện Chính phủ đề nghị nâng trần bội chi ngân sách để trả nợ và đầu tư công, đại biểuHuỳnh Nghĩa đề nghị phải kiểm soát tốt chi tiêu ngân sách, giảm dần bội chi bằng cách tập trungquản lý chi tiêu thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới cơ quan, tổ chức nhằm tránhviệc tăng chi tiêu ngân sách. Lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội làm cơ sở tái cấutrúc đầu tư công, tạo ra tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Điều chỉnhgiảm đầu tư công để cân đối với khả năng tiết kiệm, giảm nợ công, xây dựng hệ thống đấu thầu điệntử, thành lập cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội có thẩm quyền giám sát thanh tra, đánh giá các dựán lớn.

Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Phạm Quang Khải (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng: Việc đầu tư dàntrải đã để lại những hệ quả xấu cho hiện nay chúng ta phải giải quyết làm tăng mức bội chi ngânsách, tăng nợ công đây là mối lo ngại của đất nước về quy hoạch và phát triển đã có quy hoạch vùng,vùng trọng điểm nhưng thiếu và chưa rõ nguồn lực thực hiện, thiếu tính đột phá, chưa cân đối đượcngân sách trung, dài hạn để thực hiện đầu tư dàn trải lãng phí nguồn lực, nhiều dự án thiếu vốn kéodài nên chậm phát huy hiệu quả. "Trước tình hình trên theo tôi một, hai năm tới chúng ta còn tiếptục đối mặt với khó khăn, Quốc hội, Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt hơn, tổ chức thựchiện quyết liệt hơn mới có thể vượt qua" - đại biểu lưu ý.

Còn theo ý kiến của đại biểu Trương Văn Vở, để tái cơ cấu đầu tư công đạt kết quả, vấn đề cải tổthể chế, phân cấp đầu tư và quản lý đầu tư có hiệu quả là vấn đề cấp thiết. "Tôi đề nghị cần sớmnâng tính pháp lý, sớm xây dựng đề án tái cơ cấu đầu tư công, kể cả phương thức hợp tác đầu tư,công tư PPP. Khắc phục có hiệu quả yếu kém kéo dài trong quản lý điều hành, sử dụng ngân sách nhànước trong đầu tư phát triển. Theo báo cáo kiểm toán nhà nước năm 2012 đối với niên độ ngân sáchnăm 2011 vẫn còn tình trạng quyết định đầu tư vượt khả năng cân đối nguồn vốn" - đại biểu TrươngVăn Vở nói.

Ngoài ra, đại biểu Trương Văn Vở cũng cho rằng, cần sớm khắc phục tình trạng phân bố nguồn lựcdàn đều, thiếu trọng điểm để nhằm khuyến khích các địa phương, nhất là các địa phương trong vùngkinh tế trọng điểm có nguồn thu lớn. Đây chính là cơ sở quan trọng để tăng nguồn thu, tạo động lựclan tỏa và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đạt hiệu quả.

Cũng theo đánh giá của đại biểu Trương Văn Vở, việc triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu nềnkinh tế, đến nay chưa có đề án tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì rờirạc, tái cơ cấu ngân hàng thì chưa đạt yêu cầu. Để tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong quản lý điềuhành thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trong kinh tế - xã hội từ nay đến 2015 như Chính phủ đã xácđịnh./.

Nguồn VOV News


Sự kiện