Thứ Sáu | 17/08/2012 15:32
Nhật Bản muốn triển khai nhanh 8 dự án lớn Việt Nam
8 dự án Nhật Bản muốn đầu tư tại Việt Nam đã được đặt trên bàn nghị sự của Chương trình Đối thoại công-tư Việt-Nhật lần thứ hai vừa qua.
Trong số 8 dự án này, ngoài nhà máy sản xuất mỹ phẩm của Shiseido, bắt đầu sản xuất từ tháng 4/2010 (Biên Hòa, Đồng Nai), đang muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và nhà máy sản xuất máy bay dân dụng của Mitsubishi (Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội), đi vào hoạt động từ tháng 12/2007, đang muốn mở rộng phát triển sản xuất phụ tùng, còn 6 dự án lớn khác đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Đó là các dự án xây dựng trung tâm vệ tinh quan trắc địa cầu tại khu công nghệ cao Hòa Lạc; sân bay Long Thành; tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; dự án thí điểm mô hình thành phố hàm lượng carbon thấp; và hai dự án thép của Tập đoàn JFE và Tập đoàn Kobe.
Đại diện đến từ Công ty Thương mại Mitsubishi, một trong những nhà đầu tư muốn tham gia dự án sân bay Long Thành cũng kiến nghị Việt Nam cần sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, sớm làm thủ tục tiến hành vay vốn cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đối với dự án sân bay Long Thành.
Trong khi đó, cả hai nhà đầu tư JFE và Kobe đã kiến nghị một loạt vấn đề để mong có thể đẩy nhanh tiến độ, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư cho hai dự án thép ở Quảng Ngãi và Nghệ An, kiến nghị Chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ để nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào không quá nhiều. Với dự án sắt xốp Kobelco, nhà đầu tư Kobe không ngần ngại bày tỏ mong muốn được tham gia dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Ông Kyohei Takahashi, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt cho rằng, có 4 vấn đề chính mà Việt Nam cần quan tâm sửa đổi là: phải làm rõ các quy định liên quan đến việc cấp phép cơ sở bán lẻ thứ hai của nhà đầu tư nước ngoài; để thủ tục thông quan đơn giản và thuận lợi hơn; tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và đồng thời, thảo luận phương hướng để tiếp tục triển khai Sáng kiến chung Việt - Nhật trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác để xem xét, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư Nhật Bản. Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn IV.
Đó là các dự án xây dựng trung tâm vệ tinh quan trắc địa cầu tại khu công nghệ cao Hòa Lạc; sân bay Long Thành; tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; dự án thí điểm mô hình thành phố hàm lượng carbon thấp; và hai dự án thép của Tập đoàn JFE và Tập đoàn Kobe.
Đại diện đến từ Công ty Thương mại Mitsubishi, một trong những nhà đầu tư muốn tham gia dự án sân bay Long Thành cũng kiến nghị Việt Nam cần sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, sớm làm thủ tục tiến hành vay vốn cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đối với dự án sân bay Long Thành.
Trong khi đó, cả hai nhà đầu tư JFE và Kobe đã kiến nghị một loạt vấn đề để mong có thể đẩy nhanh tiến độ, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư cho hai dự án thép ở Quảng Ngãi và Nghệ An, kiến nghị Chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ để nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào không quá nhiều. Với dự án sắt xốp Kobelco, nhà đầu tư Kobe không ngần ngại bày tỏ mong muốn được tham gia dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Ông Kyohei Takahashi, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt cho rằng, có 4 vấn đề chính mà Việt Nam cần quan tâm sửa đổi là: phải làm rõ các quy định liên quan đến việc cấp phép cơ sở bán lẻ thứ hai của nhà đầu tư nước ngoài; để thủ tục thông quan đơn giản và thuận lợi hơn; tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và đồng thời, thảo luận phương hướng để tiếp tục triển khai Sáng kiến chung Việt - Nhật trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác để xem xét, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư Nhật Bản. Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn IV.
Nguồn Báo Đầu tư