Nhật Bản có thể mua 49% cổ phần tại 8 dự án dầu khí của Việt Nam
PVN đang triển khai 9 dự án đầu tư lớn, có hiệu quả kinh tế, quyết định sựtăng trưởng của PVN trong thời gian tới, cũng như đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung của nềnkinh tế.
Theo đó, phía Nhật Bản có thể mua tới 49% cổ phần tại 8 dự án gồm Dự án kho chứa khí thiên nhiênLNG1 MTPA Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư 246 triệu USD; dự án nhiệt điện Nhơn Trạch1 (Đồng Nai) với tổng mức đầu tư 322 triệu USD; dự án nhiệt điện than Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) côngsuất 1.200 MW với tổng mức đầu tư gần 160 triệu USD; nhiệt điện than Long Phú 1 (Sóc Trăng), côngsuất 1.200 MW, tổng mức đầu tư gần 160 triệu USD; dự án Thủy điện Hủa Na (Nghệ An) công suất 180 MWvới tổng mức đầu tư 288 triệu USD; dự án điện gió Hòa Thắng 1 (Bình Thuận) công suất 49,5MW vớitổng vốn đầu tư 83 triệu USD; dự án cảng biển Dung Quất Shipyard (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư749,15 triệu USD; dự án cảng Phước An (Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư 979 triệu USD.
Riêng dự án sảnxuất xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng), đối tác Nhật Bản có thể mua 20% cổ phần.
Về cơ chế ưu đãi đầu tư vào các dự ándầu khí, Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Tiến Dũng chỉ rõ, PVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà đầutư Nhật Bản để kịp thời giải quyết cũng như có các kiến nghị cụ thể lên Chính phủ xem xét tháo gỡkịp thời.
Về yêu cầu bảo lãnh tín dụng với các dự án quy mô lớn, mặc dù các dự án này đều được Chính phủ xemxét cấp bảo lãnh tín dụng nhưng quan điểm của PVN là cố gắng huy động vốn với sự bảo lãnh ít nhấtcủa Chính phủ.
Đại diện PVN cũng khẳng định đến nay, PVN chưa có văn bản cụ thể nào quy định tiêu chí lựa chọn đốitác ưu tiên kêu gọi đầu tư nhưng tiêu chí chung vẫn là nhà đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cầnthiết về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án (công nghệ) cũng như ưu tiên hơn với cácnhà đầu tư đã có quan hệ tốt trong đầu tư tại Việt Nam.
Nguồn Vietnamplus