Nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng trên 50%
Tuy nhiên, nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm, trong khi nhập khẩu của khối doanh nghiệp nước ngoài vẫn tăng cao. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn tiếp tục gặp khó khăn.
Dù nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước giảm nhưng lãnh đạo Bộ thương cũng cho rằng, nhìn chung vẫn đảm bảo được sản xuất khi nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị sản xuất.
Về số liệu cụ thể, Bộ Công thương cho biết, trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng 9 và tăng 17,4% so với tháng 10/2011. Trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và tăng 17,7% so với tháng 10/2011.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 34,9%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong tháng 10 ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng 9 và tăng 12,6% so với tháng 10/2011, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng 9 và tăng 23,1% so với tháng 10/2011.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 93,81 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 44,62 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng gần 47,7%. '
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,19 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Ước nhập siêu trong 10 tháng đầu năm là 357 triệu USD, bằng 0,4% kim ngạch xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp FDI xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Nguồn Khampha/Bộ Công thương