Nhân tài nợ Đà Nẵng 33 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng nói gì?
Ngày 12/3, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng. Hội nghị lần này đã "mổ xẻ" cái ưu, cái nhược trong chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Đà Nẵng trong 15 năm qua.
Trong 8 năm (từ năm 2006 đến nay), Đà Nẵng đã phải chi 600 tỷ đồng cho việc đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao thông qua hai đề án 393 và 922, tính bình quân, mỗi năm là 75 tỷ đồng.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, Đà Nẵng cần siết chặt việc cam kết đào tạo vì những ngườiđược đưa đi đào tạo rồi bỏ nửa chừng, đi làm cho công ty nước ngoài hoặc lấy chồng ở nước ngoài chứkhông về phục vụ cho thành phố như đã cam kết. Trong số 608 người được đưa đi đào tạo thì có đến 29trường hợp (tương đương với khoản chi phí 33 tỷ đồng) bỏ khỏi đề án, hiện chỉ mới thu hồi được 2,3tỷ đồng, còn hơn 31 tỷ đồng…chưa biết khi nào thu được. Thậm chí, có phụ huynh có con phá hủy hợpđồng cam kết đào tạo còn kiện cả UBND TP Đà Nẵng vì cho rằng…Đà Nẵng phạt gấp 5 lần số tiền bỏ rađào tạo là không có cơ sở.
Về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Xuân Anh - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, cần thay đổihình thức xử lý đối với nhưng trường hợp phá vỡ cam kết cho phù hợp với quy định của chính phủ. Nếuai phá vỡ hợp đồng thì buộc phải hoàn trả đúng số tiền mà Đà Nẵng bỏ ra để đào tạo là hợp lý.
Đồng chí Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, trước hết phải khẳng định chủ trương trongđào tạo, thu hút nhân tài là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Sự phát triển của Đà Nẵng hôm nay cósự đóng góp của cả thành phố và những người được thu hút, đào tạo.
Nói về khoản chi 600 tỷ mà Đà Nẵng bỏ ra để đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, đồng chí Bí thưThành ủy Đà Nẵng thẳng thắn: "Nhìn khoản tiền 600 tỷ thì ta thấy nó to nhưng nó chỉ bằng nửa câycầu chớ mấy. Trong khi, những người được thu hút, đào tạo về có thể làm cho ta nhiều cây cầu…".
Tuy nhiên, đồng chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng đề nghị Ban Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nhữngbất cập trong công tác tuyển chọn, đào tạo và bố trí công việc cho phù hợp, tạo môi trường làm việcthông thoáng; cần điều chỉnh độ vênh nhau giữa "chiêu hiền" và "đãi sĩ" để cán bộ tại chỗ và cán bộthu hút, đào tạo về hòa hợp, phát huy năng lực.
Từ nay đến 2020, Đà Nẵng phân kỳ hàng năm về số lượng, cơ cấu hành nghề, giới tính, từng quận,từng sở để báo cáo với Thường trực thành ủy vào trước tháng 10 hàng năm để quyết định thông qua;giữa thu hút và đào tạo phải dựa trên cơ sở và nhu cầu, vị trí công việc và trước hết ưu tiên thuhút nhân tài, đào tạo có trọng tâm, trọng điểm; tăng đào tạo khối sự nghiệp, ưu tiên cho y tế, dịchvụ và giảm khối hành chính…