Nhà nước nắm dưới 50% vốn tại Tổng công ty Ôtô
Theo đề án nêu trên, 51 triệu cổ phiếu, tương đương 51% vốn điều lệ sẽ được doanh nghiệp bán đấu giá trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), số còn lại (0,5% vốn) bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn.
Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của Vinamotor tăng lên 1.000 tỷ đồng. Bộ Giao thông vận tải sẽ là cơ quan đại diện vốn Nhà nước tại tổng công ty trước khi chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) năm 2016.
Cùng với đó, Vinamotor sẽ tiến hành sắp xếp lại lao động. Trong tổng số 360 lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp, sẽ có 325 người được giữ lại làm việc tại công ty cổ phần, số còn lại sẽ giải quyết theo chế độ Nhà nước.
Tổng Công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam được thành lập năm 1964. Với mục tiêu hình thành Tập đoàn Công nghiệp Ôtô và thực hiện chiến lược "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020", tổng công ty xác định phải tái cấu trúc để có mô hình sản xuất kinh doanh hợp lý. Theo đó, công ty mẹ và các công ty con sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, Nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối tại lĩnh vực trọng điểm.
Như vậy, sắp tới sẽ có hàng loạt ông lớn IPO trên sàn chứng khoán. Mở đầu là Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) với gần 77 triệu cổ phần được bán đấu giá công khai ngày 20/2/2014, tiếp sau là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng Công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor)…
Nguồn Vnexpress.net