Trong đó đáng ngại nhất là những loại rác thải công nghệ chưa qua xử lý, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây hại cho sức khỏe con người như chất những chất phóng xạ". Ảnh: Thời báo kinh doanh

 
Thái Bình Thứ Hai | 28/01/2019 12:29

Nguy cơ phế liệu sẽ tràn vào Việt Nam trong năm 2019

Tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là hơn 9,2 triệu tấn, tăng khoảng 1,3 triệu tấn so với năm 2017.

Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019.

Trung Quốc cấm và phế liệu chuyển sang Việt Nam

 Từ 1.1.2019, Trung Quốc bổ sung thêm 8 loại phế liệu không được phép nhập khẩu. Malaysia gần như cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào quốc gia này. Trước động thái từ các nước vốn đứng đầu về nhập phế liệu, Bộ Tài chính dự đoán, phế liệu sẽ tiếp tục dịch chuyển mạnh vào Việt Nam.

Do vậy, việc ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cửa khẩu kiểm soát phế liệu nhập khẩu theo Bộ Tài chính là cần thiết.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là hơn 9,2 triệu tấn, tăng khoảng 1,3 triệu tấn so với năm 2017. Đặc biệt, riêng đối với mặt hàng phế liệu nhựa, khi Trung Quốc có chủ trương cấm nhập khẩu nhiều chủng loại nhựa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thì lượng phế liệu này vào Việt Nam gia tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2018.

Tuy nhiên, từ tháng 7.2018 khi Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm tra thực tế, lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam đã giảm rõ rệt. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2018, tổng lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam là 107.000 tấn, giảm mạnh so với mức 274.7000 tấn của nửa đầu năm.

Nguy co phe lieu se tran vao Viet Nam trong nam 2019
 

Việt Nam trở thành sân sau cho mặt hàng phế liệu

Trả lời báo chí, TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế Chính trị cho hay: "Việt Nam là nước láng giềng thân cận bên cạnh Trung Quốc. Đặt trong bối cảnh luật pháp Việt Nam còn nhiều lỗ hổng trong quản lý, bảo vệ môi trường, lại có chi phí nhân công rẻ, tình trạng tham nhũng chưa được giải quyết triệt để thì khả năng bị Trung Quốc đẩy rác thải công nghệ sang là khó tránh khỏi.

Trong đó đáng ngại nhất là những loại rác thải công nghệ chưa qua xử lý, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây hại cho sức khỏe con người như chất những chất phóng xạ".

Vị chuyên gia cho biết, dù chưa được khẳng định có một mối liên hệ nào giữa hàng nghìn container chở rác thải công nghệ vô chủ bị bỏ lại các cảng biển Việt Nam với khả năng Trung Quốc chuyển ngành công nghiệp tiềm ẩn đầy nguy cơ này sang Việt Nam, nhưng thông qua các dự án đầu tư để đẩy rác công nghệ bằng các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là hoàn toàn có thể xảy ra.

Việt Nam trở thành sân sau cho mặt hàng phế liệu của Trung Quốc càng có cơ sở khi con số thống kế của cơ quan chức năng chỉ ra, tính đến hết tháng 11.2018, Việt Nam đã chi gần 11 tỉ USD nhập thiết bị dụng cụ, phụ tùng và máy móc từ Trung Quốc.

Điều này xảy ra trong bối cảnh, Trung Quốc đang chạy đua với Mỹ và các nước EU, phát triển mạnh cuộc công nghiệp 4.0. Chính vì thế, một lượng lớn máy móc cũ, lạc hậu sẽ bị đào thải và Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành bãi rác công nghiệp.