Thứ Năm | 07/02/2013 20:11

Nguồn cung đậu tương Mỹ xuống thấp nhất 48 năm

Thời tiết khô và giao hàng chậm trễ ở Nam Mỹ đang thúc đẩy nhu cầu đậu tương từ Mỹ, nước trồng và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Dự trữ đậu tương sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm xuống 130 triệu giạ hôm 31/5, trước khi Mỹ bước vào vụ thu hoạch tiếp theo, theo mức trung bình của 31 nhà phân tích ước tính trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Dự trữ này sẽ chỉ bằng 4,2% nhu cầu, mức thấp nhất kể từ năm 1965, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.

Sự sụt giảm trong nguồn cung sẽ khiến giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng 9% lên 16,16 USD/thùng trong tháng 8, Morgan Stanley cho biết hôm 4/2.

Giá đã tăng 10% từ mức thấp nhất 6 tháng ghi nhận hôm 11/1 do hạn hán làm xóa đi triển vọng được mùa của Argentina và mưa trái mùa khiến việc giao hàng tại cảng các cảng của Brazil chậm chễ. Đây là 2 nước xuất khẩu đậu tương lớn chỉ sau Mỹ, nơi doanh số xuất khẩu tăng 27% so với một năm trước đó do nhu cầu từ Trung Quốc, người mua lớn nhất.

Đậu tương tăng 5,2% trong năm nay trên thị trường Chicago lên 14,825 USD, trong khi chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 mặt hàng tăng 4,7%.

USDA có thể sẽ cắt giảm dự báo sản lượng đậu tương tại Argentina xuống 52,9 triệu tấn so với 54 triệu tấn ước tính trong tháng 1, theo một cuộc khảo sát của Bloomberg. Quốc gia này chiếm hơn 44% kim ngạch xuất khẩu bột đậu nành làm thức ăn cho gia súc và dầu đậu nành được sử dụng để nấu ăn và nhiên liệu sinh học trên toàn cầu.

Tại Argentina, chỉ gần một nửa vùng trồng đậu tương có độ ẩm trung bình kể từ ngày 1/1, hứa hẹn sẽ có đợt hạn hán dài hơn so với năm 2012, năm sản lượng nước này xuống còn 40,1 triệu tấn, thấp nhất ba năm 40.

Tại Brazil, mưa quá nhiều tại Mato Grosso, bang trồng đậu tương lớn nhất, đã làm gián đoạn việc giao hàng và có thể kéo dài thời gian chờ đợi đến 50 ngày cho đến khi hàng xuất khẩu, Hamburg cho biết ngày 05/2. Có 135 tàu đang vận tải hoặc chờ đợi để vận tải đậu tương, thức ăn chăn nuôi hoặc ngô vào ngày 5/1 tại 5 cảng chính Brazil, theo SA Commodities ở Santos, Brazil. Một năm trước đó, chỉ có 67 tàu chờ.

Mỹ đã bán được 33,4 triệu tấn đậu tương tính tới ngày 31/1, tăng từ mức 26,26 triệu tấn cùng kỳ năm trước, bao gồm cả việc tăng tới 11% trong lượng mua hàng của Trung Quốc với 20,2 triệu tấn, dữ liệu của chính phủ cho thấy. Doanh số bán hàng đã bằng 91% dự báo của USDA cho năm kinh doanh, với gần 7 tháng còn lại, kết thúc vào tháng 31/8.

Doanh số bán hàng bột đậu tương đạt 6,54 triệu tấn trong 17 tuần đầu tiên của năm kinh doanh, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2012, theo USDA. Philippines, người mua lớn nhất trong năm nay, tăng mua 46% 730.800 tấn. Doanh số bán hàng dầu đậu tương nhảy vọt lên 733.000 tấn từ 199.000 một năm trước đó, riieng Trung Quốc mua 164.000.

Trung Quốc đã tăng nhập khẩu đậu tương gần 6 lần kể từ năm 2000 do thu nhập tăng và dân số tăng tiêu thụ thịt, thúc đẩy nhu cầu đối với đậu tương để chăn nuôi. Đây là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới và sẽ nuôi 690 triệu con lợn trong năm nay, tương đương 61% số lợn nuôi trên thế giới, theo dự báo của USDA.

Nguồn Bloomberg/Khampha


Sự kiện