Vân Nguyễn Thứ Tư | 15/08/2018 09:35

Người Thái vào Việt Nam làm điện mặt trời

Energy Development dự định tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và thu hút thêm các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực này

Tiếp CEO Công ty Năng lượng Gulf Energy Development, ngày 14.8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nói rằng “không khuyến khích đầu tư vào nhiệt điện than”, tin từ Văn phòng Chính phủ.

Việt Nam rất cần nguồn năng lượng dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thủ tướng cho đây là cơ hội cho Gulf Energy Development.

Hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, Thủ tướng lưu ý Tập đoàn bảo đảm mức giá hợp lý, có tính cạnh tranh. Ông Sarath Ratanavadi, nhà sáng lập kiêm CEO của Công ty năng lượng Gulf Energy Development, Thái Lan, cho biết, doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam qua dự án điện mặt trời có công suất 100 MW.

CEO người Thái cũng cho biết Energy Development dự định sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực này. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam, đã đầu tư vào 492 dự án, với tổng số vốn 10 tỷ USD, theo Văn phòng Chính phủ.

Nguoi Thai vao Viet Nam lam dien mat troi


Năm 2035 từ 218-238 triệu tấn dầu tương đương. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2025 đạt từ 83-89 triệu tấn dầu tương đương. Năm 2035 từ 121-135 triệu tấn dầu tương đương.Tại một văn bản mới đây của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công thương, do  do Phó Cục trưởng Lê Văn Lực ký, cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu đạt tổng cung cấp năng lượng sơ cấp năm 2025 đạt từ 137-147 triệu tấn dầu tương đương.

Mục tiêu thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm: thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, khí sinh học, nhiên liệu sinh học. Duy trì tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp ở trên mức 30% đến năm 2035.

Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, sản xuất nhiệt và nhiên liệu giao thông, đồng thời hướng tới sử dụng đa dạng và hợp lý các nguồn năng lượng sơ cấp trong và ngoài nước.

Trước đó, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2015 là 70,6 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), trong đó năng lượng thương mại chiếm 83,1% và năng lượng phi thương mại chiếm 16,9% trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp.

Theo Tỷ lệ năng lượng sinh khối phi thương mại trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp giảm đáng kể từ 44,2% năm 2000 xuống 16,9% vào năm 2015.