Thứ Tư | 18/12/2013 15:27

"Người làm ngân hàng từng hoang mang, lo sợ, uất ức"

Dư luận là vấn đề mà ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV nhấn mạnh, khi điểm lại 865 ngày của chính sách tiền tệ.
Phát biểu tại hội nghị toàn ngành ngân hàng sáng nay (18/12), ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dành phần lớn thời gian để nói về "tâmtrạng" trước dư luận về các ngân hàng thời gian qua.

"Lần này về dự hội nghị chúng tôi có một niềm tin, nhưng nhìn thấy 7 đồng chí già nhanh quá. Hainăm rưỡi qua vất vả và mệt nhọc", ông Hà mở đầu phần phát biểu, khi nhìn bàn chủ tọa gồm ban lãnhđạo Ngân hàng Nhà nước, cùng sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hai năm được ông Hà tính từ thời điểm tháng 8/2011 đến nay, cụ thể là 865 ngày - khoảng thời gianđược ông cho là Chính phủ không chỉ đối mặt với những khó khăn thách thức, mà còn đối mặt với nhữnghệ quả đã dồn tích lại, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

"Đặc biệt là đối mặt với vấn đề dư luận, sự lan tỏa của nó trên các phương tiện truyền thông còn cósự trợ giúp đắc lực của một số mạng xã hội xấu. Việt Nam có câu "tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũngđồn xa", nhưng trong thời gian qua, đối với ngành ngân hàng, tiếng lành thì lặng lẽ, tiếng dữ thìầm ào", ông Hà nói.

Trong năm 2013, bản thân ông Hà cũng từng bị các đối tượng có mục đích vụ lợi kinh tế tung tin đồn"bị bắt". Tin đồn này đã khiến hệ thống ngân hàng, chứng khoán chao đảo hồi tháng 2/2013.

Tại hội nghị sáng nay, Chủ tịch BIDV điểm lại rằng, về dư luận, do cái nhìn phiến diện, thiếu kháchquan, thậm chí sai lệch nên thời gian qua toàn ngành ngân hàng đã gánh chịu nhiều nhiều búa rìu củadư luận.

"Phải chăng vì ngân hàng là huyết mạch nên mọi bệnh tật của nền kinh tế đều đổ cho ngân hàng thìhợp lý hơn? Buồn, tâm lý, tâm trạng của những người làm ngân hàng từng hoang mang, lo sợ, thậm chíuất ức. Thật là không công bằng!", ông Trần Bắc Hà nói thêm.

Và ông cho rằng, ngân hàng không thể chịu mọi trách nhiệm của nền kinh tế, ngân hàng là trung giantài chính, chính sách tiền tệ cần phối hợp với các chính sách khác, cả với hệ thống chính trị đểmới có thể giải quyết được các vấn đề…

Ngược lại, Chủ tịch BIDV nhấn mạnh đến nhiều kết quả mà ngành đã đạt được.

Đó là ổn định được tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ. Cuối 2011, dự trữ ngoại hối "cạn kiệt, suykiệt", chỉ còn khoảng 6,5 tuần nhập khẩu, tương ứng với 7 tỷ USD; sau hai năm qua đã lên khoảng 12tuần nhập khẩu, tương ứng với khoảng 30 tỷ USD. Điều này làm gia tăng lòng tin đối với đồng tiềnquốc gia, bổ sung nguồn lực để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát và ổn định thị trường.

Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước vừa kiềm chế được lạm phát, vừa giám sát được lãi suất vừa ổn địnhđược thanh khoản các tổ chức tín dụng. "Sau hai năm lộn xộn, vô lối đến cuối 2011", mặt bằng lãisuất đã được thiết lập và giảm nhanh, rồi ổn định hiện nay.

Theo ông Hà, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng đã giải quyết được những vấn đề nội tại của nềnkinh tế, như chống đô la hóa, vàng hóa, đưa dự trữ ngoại hối lên cao nhưng không gây áp lực lạmphát, không gây sóng tỷ giá. Điều này được ông Hà cho là "đặc biệt ấn tượng", bởi trước đây quánhiều xáo trộn tỷ giá, nhiều con sóng được tạo ra…

Điều ấn tượng khác mà Chủ tịch BIDV nhấn mạnh là việc sử dụng mô hình VAMC trong xử lý nợ xấu; xửlý nợ xấu không dùng tiền ngân sách của nhà nước - "một điều hoang tưởng" từng có trong dư luậntrước đây.

Trong phần kiến nghị, ông Trần Bắc Hà đề cập đến áp lực phải thoái vốn ngoài ngành với hạn cuối làđến 2015.

Vấn đề giá chuyển nhượng trong bối cảnh khủng hoảng, giá dưới sổ sách, dưới mệnh giá nên khó triểnkhai, "không ai dám làm", nên ông Hà đề xuất phần chưa thoái được chuyển sang Tổng công ty Đầu tưvà Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), thoái dần khi điều kiện cho phép; "còn không thì day dứt, thoáidưới giá trị thì cũng chết".

Nguồn VnEconomy


Sự kiện