Nghị định 108: Trả tiền cho NĐT nếu không niêm yết cổ phiếu sau 1 năm chào bán
Nhưng sau khi Nghị định 108 của Chính phủ ra đời, có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2013, tổ chứcchào bán ra công chúng nếu không đưa vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 01 nămkể từ ngày kết thúc đợt chào bán sẽ bị phạt từ 100 đến 150 triệu đồng (trừ trường hợp không đủ điềukiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật).
Tổ chức cá nhân vi phạm quy định này còn phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàntrả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc cộng thêm lãi suất tiền gửikhông kỳ hạn trong 15 ngày kể từ ngày nhận dudược yêu cầu của nhà đầu tư (thời hạn nhà đầu tư gửiyêu cầu là 60 ngày từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành).
Tính từ đầu năm, sàn Hose chỉ có 3 mã niêm yết mới và 10 cổphiếu, 2 chứng chỉ quỹ hủy niêm yết, sàn Hà Nội có 9 mã niêm yết mới trong khi 18 cổ phiếu hủy niêmyết. Tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE là 305 mã, sàn Hà Nội383 mã và sàn Upcom 138 mã. |
Tất nhiên, các công ty này vẫn phải đảm bảo yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn niêm yết trên sàn như vềvốn (120 tỷ đồng trên sàn Hose và 80 tỷ đồng trên sàn Hà Nội), về lợi nhuận (ROE lớn hơn hoặc bằng 5%, sànHOSE yêu cầu có lãi 2 năm liên tiếp...).
Không phải công ty nào cũng đáp ứng được, nhất là khi niêm yết các công ty này phải đáp ứng cácyêu cầu về công bố thông tin theo quy định của Thông tư 152, nên UpCom sẽ là lựa chọn số 1 cho cáccông ty này mặc dù nhiều công ty không muốn giao dịch trên sàn Upcom do thanh khoản sàn Upcom rấtthấp.
Ngoài ra, việc "tô vẽ" hồ sơ để đủ điều kiện niêm yết cũng bị ngăn chặn bởi với hành vi lập,xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịchchứng khoán sẽ bị phạt từ 1,8 tỷ đến 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nghị định 108 còn ngăn chặn việc "bán giấy lấy tiền", tô vẽ các dự án để phát hành cổphiếu với giá cao của công ty. Trước đây như trường hợp của Dược Viễn Đông đã bị hủy niêm yết vì bịphát hiện sai sự thật trong hồ sơ chào bán chứng khoán. Nhưng nay có rất nhiều chế tài ngăn chặnviệc báo cáo sai sự thật ở rất nhiều "tầng" hồ sơ.
Ví dụ như từ việc chào bán riêng lẻ, phát hành trái phiếu riêng lẻ có thông tin sai sự thật hoặcsai lệch nghiêm trọng bị phạt 80-120 triệu đồng, thực hiện chào bán không đúng phương án đăng ký bịphạt 70-120 triệu đồng, phạt tiền từ 300 - 400 triệu đồng nếu hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng có thông tin sai sự thật, phạt tiền từ 70-100 triệu đồng nếu sử dụng thông tin ngoài bảncáo bạch để thăm dò thị trường trước khi chào bán ra công chúng, phạt tiền từ 1-5 lần khoản thutrái pháp luật đối với tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứngnhận chào bán...
Tất cả các vi phạm trên đều có hình thức bổ sung đó là hoàn trả tiền lại cho nhà đầu tư, như vậynhà đầu tư đã có thêm một công cụ "tự bảo vệ" khi mua cổ phiếu phát hành mới.
Đối với cổ phiếu phát hành thêm, nếu việc phát hành thêm không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưngchưa có văn bản của UBCK bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.
Nguồn CafeF