Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện quanh 17 triệu đồng/lượng. Ảnh: T.L.
Ngày 8/11: Giá vàng toàn cầu giảm trước áp lực bán lớn
Rạng sáng nay, giá vàng thế giới giảm nhẹ, giá vàng giao ngay giảm 6,2 USD xuống còn 1.675,5 USD/ounce. Trong khi đó, vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.680,5 USD/ounce, tăng 3,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Trong tháng 10, các nhà đầu tư vàng đã bán mạnh vàng và hiện vẫn duy trì xu hướng này. Theo dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới, số liệu tháng 10 cho thấy, dòng vốn ETF (Quỹ đầu tư mô phỏng tỉ suất sinh lợi của cổ phiếu, trái phiếu...) vàng toàn cầu hiện đang âm ròng từ đầu năm đến nay, giảm 52 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần này, thông tin được thị trường chờ đợi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, thước đo lạm phát sẽ được công bố vào ngày 10/11. Các nhà kinh tế đang đưa ra dự báo CPI tháng 10 sẽ giảm xuống 8% từ mức 8,2% được ghi nhận trong tháng 9.
Trong một thông tin khác, báo cáo mới đây cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tồi tệ nhất kể từ tháng 5/2020. Nhập khẩu của Trung Quốc giảm 0,7% trong cùng kỳ. Cuối tuần qua, các quan chức y tế Trung Quốc cho biết họ đang thắt chặt chính sách "không Covid" của mình. Điều này trái ngược hoàn toàn với những đồn đoán trước đó rằng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ hoặc ít nhất là nới lỏng các chính sách nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong nước, so với phiên giao dịch sáng hôm qua, giá vàng miếng sáng ngày 8/11 đã giảm 300.000 – 400.000 đồng/lượng tùy thương hiệu. Cụ thể:
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giảm 0,67%, xuống mốc 110,21 vào phiên giao dịch sáng nay, khi thị trường tiếp tục đánh giá triển vọng Fed giảm tốc độ thắt chặt chính sách. Trong khi đó, đồng euro đã tăng 0,69%, đạt mức 1,0029 USD, mức cao nhất kể từ ngày 27-10, trong khi đồng bảng Anh giao dịch lần cuối ở mức 1,1534 USD, tăng 1,40%.