Giới phân tích vẫn cho rằng sẽ kết thúc năm với một mức tăng mạnh. Ảnh: Mining.
Ngày 18/7: Thông tin kinh tế của Trung Quốc tạo áp lực lên giá vàng
Trong phiên giao dịch đêm 17/7 theo giờ Việt Nam, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng lên 1.960 USD/ounce rồi lại giảm về mức 1.945 USD/ounce. Sáng nay, giá vàng giao ngay ở mức 1.954 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 8 giao dịch lần cuối ở mức 1.956,4 USD/ounce, giảm 8 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Dữ liệu vừa công bố của Trung Quốc cho thấy kinh tế nước này không mấy khả quan, làm tăng mối lo ngại rằng nhu cầu đối với kim loại sẽ giảm trong thời gian tới. GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích (6,9%).
Tổ chức Commerzbank cho rằng thị trường vàng có thể bị mắc kẹt quanh mức 1.950 USD/ounce trong suốt phần còn lại của mùa hè do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa hoàn tất việc tăng lãi suất. Theo tổ chức này, các chính sách tiền tệ “diều hâu” của Fed vẫn là yếu tố chi phối vàng trong thời gian tới. Các thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuối tháng này và các dự báo từ tháng 6 cho thấy Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất thêm một lần nữa sau mùa hè.
Mặt khác, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm đang giảm phần nào nhu cầu đầu tư vào vàng của các nhà đầu tư trên thị trường. Chỉ số Dow Jones tăng 76,32 điểm (tương đương 0,22%) lên 34.585,35 điểm, mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Chỉ số S&P 500 tăng 0,39% lên 4.522,79 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,93% lên 14.244,95 điểm.
Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cấp cao của Kitco nhận định một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng không suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ sẽ khiến giá hàng hóa tăng vọt khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.
Tại Việt Nam, giá vàng nhẫn giảm 100.000 đồng mỗi lượng, ngược chiều với đà đi lên của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Còn vàng miếng SJC giá hầu như không thay đổi, vẫn duy trì quanh mức 67,2 triệu đồng/lượng.
Có thể bạn quan tâm: