Hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên mức gần 19 triệu đồng/ lượng. Ảnh: Ig.

 
Cẩm Tú Thứ Hai | 17/10/2022 10:59

Ngày 17/10: Giá vàng trong nước ổn định, giá vàng thế giới bấp bênh

Cuối tuần trước, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ vượt 4% và USD neo quanh mốc cao nhất 20 năm khiến thị trường vàng thế giới ảm đạm.

Trong khi giá vàng trong nước tiếp tục ổn định quanh mức 67 triệu đồng/lượng bán ra thì giá vàng thế giới được dự đoán là sẽ tiếp tục đà giảm. Sáng ngày 17/10 giá vàng giao ngay trên Kitco giảm 1,3 USD xuống còn 1.644,1 USD/ounce.

Thị trường vàng thế giới kết thúc tuần giảm gần 90 USD/ounce so với mức cao nhất trong tháng 10 khi các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tích cực từ Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) vào cuối năm. Theo CME FedWatch Tool, có 99,7% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa vào tháng 11 tới, 74% khả năng tăng thêm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 và có thể là một loạt đợt tăng lãi suất nhỏ hơn vào tháng 2 và vào tháng 3 năm sau. Rõ rằng đây không phải là tin tốt đối với vàng vì vàng không đem lại lãi suất.

Hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên mức gần 19 triệu đồng/ lượng.       

Nguồn: Công ty CP Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 09:24 (17/10/2022)
Nguồn: Công ty CP Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 09:24 (17/10/2022)

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đã chốt phiên tuần ở mức tăng mạnh 0,94%. Đồng thời, trong tuần qua, đồng bạc xanh đã tiếp tục duy trì đà tăng, với mức tăng nhẹ 0,45%, đạt mốc 113,30%. Trong khi đó đồng Euro đang mắc kẹt ở mức 0,9800 và hiện chưa có bất cứ hỗ trợ nào để có thể tăng mạnh trở lại. Cần phải có mức tăng liên tục vượt qua 0,9800 để đưa đồng Euro lên mốc 0,9950-1.00 trong thời gian tới. Trong tuần này, đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ giảm xuống dưới mốc 0,96, thậm chí là 0,95-0,9470 trong những ngày tới.

Tình trạng lạm phát tăng nóng ở Mỹ đang khiến thị trường lo lắng. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng do lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số CPI cốt lõi vẫn tiếp tục tăng. Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 13-10, chỉ số giá tiêu dùng lõi (core CPI), không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1982.