Ngành thép chọn cách phòng ngự tấn công trước các FTA
Về mức tiêu thụ điện năng trong giá thành sản xuất phôi thép, Việt Nam hiện đang có mức tiêu thụ điện gấp 3 lần so với Nga. Hiện mức tiêu thụ thép trên đầu người của Việt Nam hiện ở mức 140 tấn/người, theo ông Khải, chỉ đạt mức 100 tấn/người thì nền kinh tế đã được xem là cất cánh.
Trên đây là một vài chia sẻ của ông Chu Đức Khải tại Hội thảo "Cơ hội 2015 - 2016: Kinh doanh trong thế cờ thay đổi" vừa diễn ra chiều nay. Ông Chu Đức Khải là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam.
Theo ông Chu Đức Khải, trước cơ hội mới của các Hiệp định thương mại tự do, ngành thép lựa chọn cách "phòng ngự tấn công".
Theo ông Khải, thị trường thép Việt Nam cũng chao đảo vì thép Trung Quốc, nếu sau hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nga, thêm cả Nga thì ngành thép sẽ đối mặt với khó khăn rất lớn.
Đại diện ngành thép mong muốn cơ quan quản lý trong quá trình đàm phán FTA thì có bảo hộ với lộ trình 5 - 10 năm để doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành. Đồng thời, ông Khải mong muốn có những hàng rào kỹ thuật để chống những gian lận thương mại.
Lưu ý câu chuyện ngành thép, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng bài toán là có cửa nào thêm để tăng chất lượng, công nghệ để tăng mức sáng tạo. Theo bà Chi Lan, khi Formosa hoạt động đủ công suất thì sẽ cung cấp đủ cho cả thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt cần lưu ý đổi mới để có lời giải phù hợp cho mình.
TS. Võ Trí Thành chỉ ra 2 bài toán mà ngành thép phải đối mặt. Thứ nhất là bài toán liệu các doanh nghiệp trong ngành có giảm được chi phí như đối thủ cạnh tranh ngoại khi được bảo hộ thêm. Theo TS. Thành, ngành thép nên lựa chọn 1 nhánh nào đó mà nhìn lâu dài không có khả năng thì phải dám vứt bỏ. Và thứ hai là phải nhìn xu hướng thế giới để định hình ngành thép, hướng phát triển.
Nguồn Theo DVO