Nguồn ảnh: theaseanpost

 
Trang Lê Thứ Ba | 03/03/2020 14:38

Ngành may mặc Đông Nam Á điêu đứng vì Covid-19

Ngành công nghiệp may mặc trị giá hàng tỷ USD của Campuchia có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi sản xuất do virus corona.

Ngày 2/3, Thủ tướng Campuchia, cho biết dịch bệnh làm tê liệt các ngành công nghiệp chủ chốt của Đông Nam Á, khiến thương mại biên giới gặp khó khăn. 

Ông Husen nhấn mạnh, virus corona "làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu". Ngành may mặc trị giá 7 tỷ USD của Campuchia đang gặp khó khăn do 60% nguyên liệu thô là phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.

Tuần trước, Bộ Lao động nước này tuyên bố 10 nhà máy đã thu hẹp dây chuyền sản xuất của họ, khiến 3.000 công nhân mất việc. Nhưng tác động mạnh của virus corona có thể ​​sẽ xảy ra vào tháng 3, khi gần 200 nhà máy dự kiến ​​sẽ hết vật liệu dự trữ.

Điều này có thể ảnh hướng đến “số phận” của 160.000 công nhân. Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông đã yêu cầu Trung Quốc nguyên vật liệu khẩn cấp tránh tình trạng ngưng trệ sản xuất xuất.

Ngày 2/3, một quan chức của Bộ lao động Campuchia nói với truyền thông rằng, dự kiến ​​sẽ nhận được một phần nguyên liệuvào cuối tháng 3, mặc dù nó sẽ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Cô Pann Sokchea, một công may ở Phnom Penh cho biết, cô lo ngại về việc cắt giảm lương. "Các nhà máy không nhập vải vào được, vì vậy công nhân rất quan ngại về công việc của họ", cô nói với phóng viên.

Bên cạnh Campuchia, Việt Nam cũng sẽ mất tới 2 tỷ USD nếu nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc bị trì hoãn thêm hai tuần nữa, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc của Tập đoàn may mặc Vinatex, chia sẻ với truyền thông.

Giống như Campuchia, ngành công nghiệp của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc, với 60% vải để cung cấp cho các dây chuyền sản xuất quần áo là nhập từ quốc gia tỷ dân, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Nguồn ảnh: QH
Nguồn ảnh: QH

Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 1,7%  xuống 4,5 tỷ USD. Và các nhà xuất khẩu thành phẩm sang Trung Quốc cũng đang cảm thấy ảnh hưởng nhiều khi các xe container đang biệt kẹt lại ở biên giới. Ở phía bắc Lạng Sơn, nhiều xe tải chờ hàng giờ, hoặc thậm chí vài ngày để đưa hàng hóa của họ sang biên giới.

Sự thiếu hụt lao động Trung Quốc kéo dài khâu dỡ hàng, trước đây hoàn thành chỉ trong hơn một giờ, lên cả một ngày.

Cái chết của ngành may mặc

Cái chết của thời trang nhanh tác động đến ngành may mặc châu Á như thế nào?

Nguồn theaseanpost