Xuất khẩu gỗ của Việt Nam có thể đạt kết quả khả quan và có thể về đích 12,5 tỉ USD. Ảnh:thegioiso
Ngành gỗ về đích "an toàn"
Về đích đúng như dự kiến
Tại hội thảo “Tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 11 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2019. Nếu tiếp tục đà này, giá trị xuất khẩu của cả năm 2020 sẽ cán mốc gần 12,5 tỉ USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành gỗ đang lo ngại vì hiện có 37 vụ điều tra hàng xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ đầu năm cao gấp gần 2,5 lần so với 2019. Các vụ việc liên quan tới sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm gỗ dán, Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với gỗ ván MDF.
Thực tế, rủi ro của ngành gỗ có thể đến từ các quốc gia thực hiện điều tra các thị trường xuất khẩu nhắm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, ngành liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ và Hàn Quốc. Cụ thể đối với mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế.
Các doanh nghiệp ngành gỗ đang lo ngại vì hiện có 37 vụ điều tra hàng xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ đầu năm cao gấp gần 2,5 lần so với 2019. Ảnh:sangohoanggia |
Theo ông Phùng Gia Đức, Phó trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ Thương mại), Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng 199 vụ việc, trong 5 năm gần đây nhất có tới 97 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Các thị trường điều tra nhiều nhất là Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada, châu Âu, Philippines.
Để tránh các vụ việc bị điều tra chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, ông Đức cho hay các doanh nghiệp cần có kiến thức về phòng vệ thương mại, phải hiểu đúng bản chất của công cụ này để có ứng phó phù hợp; khi xuất khẩu sang thị trường nào đó, phải có nguồn thông tin từ các đối tác nhập khẩu từ chính thị trường đó.
Liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, bà Phan Mai Quỳnh, Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ Cục Phòng vệ thương mại, lưu ý trước khi có vụ việc xảy ra, các nhà xuất khẩu cần cập nhật danh mục cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại; xây dựng đội ngũ về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong nội bộ; tìm hiểu quy định phòng vệ thương mại của nước điều tra; đa dạng hóa sản phẩm; tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao; đa dạng hóa thị trường.
Doanh nghiệp đứng trước nhiều nguy cơ
Có thể nói, ngành gỗ đang ở đầu "chiến tuyến" trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các cường quốc đang tiếp tục diễn ra. Từ đầu năm đến nay, ngành liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ, từ Hàn Quốc, cụ thể đối với mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế.
Gần đây nhất, Cơ quan đại diện Thương mại của Mỹ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Ảnh: angiang |
Gần đây nhất, Cơ quan đại diện Thương mại của Mỹ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Nguy cơ Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các mặt này gỗ của Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn.
Liên quan đến thay đổi về cơ chế, chính sách của Việt Nam trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Nghị định 102 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1.9.2020 quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu.
Nghị định quy định gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro. Thực hiện tinh thần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 8432 ngày 27.11.2020 vừa qua, công bố Danh sách vùng địa lý tích cực và Danh mục các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam.
Giá trị xuất khẩu của gỗ trong cả năm 2020 có thể sẽ cán mốc gần 12,5 tỉ USD. Ảnh:Vietstock |
Các doanh nghiệp cũng được chia sẻ từ đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Kiểm lâm về các khía cạnh kỹ năng phòng vệ thương mại, các vấn đề liên quan tới gian lận thương mại trong hoạt động xuất, nhập khẩu, gian lận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tiếp cận với chia sẻ về các cơ chế kiểm soát gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
“Thông tin là vô cùng quan trọng. Khi nắm thông tin sớm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Hiện Bộ Công Thương có cơ chế cảnh báo sớm. Trong 2 quý gần đây, chúng tôi liên tục cập nhật sản phẩm gỗ có nguy cơ bị kiện”, ông Đức Phó trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài nhấn mạnh.