Thứ Sáu | 30/05/2014 14:49

Ngành cá tra: Cung đã vượt cầu nghiêm trọng

Ngành cá tra hiện nay cần thiết phải tái cấu trúc chuỗi liên kết ngành.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của BanKinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùngvà tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương LêVĩnh Tân cho rằng, thời gian qua Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đóng vai trò quan trọng trong vấn đềliên kết và phát huy nội lực của vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, liên kết vùng ở Tây Nam Bộ hiện nay cần phải xác định rõcác vấn đề về phạm vi liên kết, nội dung liên kết và hình thức liên kết nhằm mang lại hiệu quảthiết thực cho các địa phương. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụmliên kết chủ lực của vùng ĐBSCL về lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản.

Đối với vấn đề tái cấu trúc ngành cá tra hiện nay, ý kiến của cácviện trường cũng như Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, việc tái cấu trúc phải cải thiện được chấtlượng sản phẩm, giữ được niềm tin khách hàng; đồng thời gia tăng lợi ích của các chủ thể thamgia.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tái cấu trúc chuỗi liên kếtngành để đảm bảo việc thống nhất giữa khâu sản xuất và phân phối ra thị trường; giữa người nuôi vớidoanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, cần tiến hành tái cấu trúc về tài chínhdoanh nghiệp và tái cấu trúc về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bêngồm ngân hàng, doanh nghiệp và người nuôi.

Ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ươngcho rằng, ngành cá tra hiện nay cung đã vượt cầu nghiêm trọng. Việc tái cấu trúc ngành cá tra cầncó quy hoạch rõ ràng, có bước đi phù hợp theo lộ trình cụ thể. Đó là phải xây dựng một hệ thốngquản lý chất lượng và tác động vốn khoa học công nghệ đầu tư theo toàn chuỗi.

Tìm giải pháp cứu cá tra

Ông Lê Vĩnh Tân, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, ông và đơn vị của mình vừa làm việc với một số địa phương và doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL, nhiều người lo lắng “con cá tra phải chết oan ức”.

Ở TP Cần Thơ có 17 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, hiện nay chỉ 7 doanh nghiệp hoạt động ổn định, 5 doanh nghiệp “trong tình trạng bệnh hiểm nghèo”, còn 5 doanh nghiệp “ thực sự đã chết nhưng chưa đủ thủ tục chôn”.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Võ Hùng Dũng, cho rằng ngành cá tra yếu kém, nguyên nhân chính từ các doanh nghiệp chế biến.

Theo ông Dũng không những nợ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu vùng ĐBSCL còn nợ người nuôi cá kéo dài ,thậm chí có doanh nghiệp đang nợ của người nuôi cá hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

Trong khi ngân hàng không hề khoanh nợ hay giảm lãi cho người nuôi dẫn đến “treo ao” và đi làm thuê và nuôi gia công lại cho doanh nghiệp.

Ngành cá tra hiện đang muốn trở lại thời kỳ “vàng son” trước những năm 2007. Tuy nhiên, theo các đại biểu tham dự buổi họp, muốn lấy lại giá trị và thương hiệu cá tra Việt Nam , điều trước tiên phải giảm lượng cung và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi ngành hàng, nông dân phải là một mắt xích trong chuỗi.

Hơn nữa, việc quan trọng nhất hiện nay là phải đẩy nhanh tái cấu trúc doanh nghiệp: Hỗ trợ nhóm doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, mua bán hoặc sáp nhập nhóm doanh nghiệp nợ nhiều nhưng có khả năng phục hồi và sẵn sàng cho phá sản doanh nghiệp rất xấu – không có lợi cho ngành ngành sản xuất cá tra.

Cùng với những đề xuất nêu trên, các đại biểu cũng thống nhất, để cứu ngành cá tra phải thực hiện ngay công tác quy hoạch để ổn định sản xuất. Trong qui hoạch phải quan tâm đến liên kết vùng. Đặc biệt vùng ĐBSCL cần có tổ chức đầu mối để điều tiết chung.

Nguồn VOV News, Bizlive


Sự kiện