Ngân sách Việt Nam nặng gánh với áp lực trả nợ
Trước những lo ngại của đại biểu về vấn đề an toàn nợ công, trong phiên trả lờichất vấn trước Quốc hội chiều 10/6, Bộ trưởng Tài Chính - Đinh Tiến Dũng cho biết tỷ lệ trả nợ trêntổng thu ngân sách hàng năm là 25%. Tuy nhiên, trong số này có khoảng 10% là các khoản được vay đểđảo nợ, tức là không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ mới. "Do đó, nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợthì chúng ta vẫn nằm dưới mức 25%"", ông Dũng tiếp tục khẳng định nợ công của Việt Nam nằm tronggiới hạn cho phép và "an toàn".
Nhật Bản dự kiến chi gần 25% ngân sách cho việc trả nợ.Ảnh:Bloomberg |
Trên thực tế, việc vay nợ không lạ đối với Chính phủ các nước, khi thukhông đủ bù chi. Nhiều quốc gia như Nhật Bản hay Mỹ thậm chí có khối nợ lên tới hơn 12.000 tỷ USD.Vì vậy, mỗi năm, chi phí dành cho việc trả gốc và lãi của các nước cũng chiếm một phần không nhỏtrong ngân sách.
Mỹ hiện là quốc gia có nợ công lớn nhất thế giới với hơn 13.600 tỷ USD, chiếm 83%GDP, Economist cho biết. Hai phần ba số nợ của Mỹ hiện thuộc về các cá nhân và tổ chứctrong nước. Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản khi nắm giữ tổng cộng gần2.500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, tính đến cuối tháng 2.
Theo website TreasuryDirect của Bộ Tài chính Mỹ, tài khóa 2012, nước này đã dànhra 359 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng thu ngân sách. Đến năm ngoái, số lãi phải trả đã tăng lên 415 tỷUSD, tương đương 15%. 8 tháng đầu năm nay, nước này đã trả lãi tổng cộng 257 triệu USD.
Năm ngoái, Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử khi hai đảngDân chủ và Cộng hòa bất đồng trong dự luật ngân sách và nâng trần nợ công cho tài khóa này, khi BộTài chính đã gần cạn tiền. Tuy nhiên, đến tháng 2, việc này đã được giải quyết khi trần nợ đượcnâng thêm nửa tỷ USD lên 17.200 tỷ USD. Đây cũng đã là lần thứ 5 nước này nâng trần nợ kể từ năm2011.
Nhật Bản - quốc gia có nợ công trên GDP cao nhất thế giới với 240% cũng phải dànhmột khoản kha khá hàng năm để trả lãi. Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, tài khóa 2013, nướcnày đã chi hơn 22.000 tỷ yen (215 tỷ USD) trả nợ, tương đương 24% tổng thu ngân sách. Năm nay,Chính phủ Nhật Bản công bố khoản ngân sách kỷ lục 921 tỷ USD. Trong đó, chi phí trả nợ dự kiếnchiếm 24,7% (228 tỷ USD).
Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đang nỗ lực tìm cách giảm gánh nặng nợ công choNhật Bản, bằng cách tăng thuế để không phải phát hành nhiều trái phiếu. Dù vậy, theo nhiều chuyêngia, nợ công Nhật Bản khác với các nước phương Tây khi 95% nằm trong tay người dân. Tiền lãi cáckhoản nợ của Chính phủ sẽ được đưa trở lại nền kinh tế, và Nhật Bản có thể dùng thuế để trả số lãiđó. Nợ công cao có tác động tiêu cực đến Nhật, tuy nhiên, nó vẫn chưa phải ưu tiên hàng đầu nếu sovới tình trạng giảm phát hai thập kỷ tại đây.
Tại Hy Lạp - quốc gia có nợ công trên GDP cao nhất khu vực eurozone, tiền trả lãinăm 2014 ước tính là 6,1 tỷ euro, tương đương 10,9% thu ngân sách. Năm ngoái, Hy Lạp thu ngân sáchhơn 53 tỷ euro và dành ra 11,5% để trả nợ.
Tháng trước, nước này đã chính thức quay trở lại thị trường trái phiếu thế giớisau 4 năm vắng bóng. Hy Lạp đã phát hành 3 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 4,95%. Đâycó thể là dấu hiệu khu vực đồng euro đang dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài suốt 5năm.
Trong khi đó, các nước Đông Nam Á có tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách daođộng khá lớn. Nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực - Thái Lan thu ngân sách năm 2014 là 2.275 tỷ baht.Trong đó, 2,1% được dùng để trả nợ. Ở Malaysia, tỷ lệ này năm nay là 8,8%.
Còn tại Philippines, 16,7% ngân sách 2014 sẽ được chi cho hoạt động trả nợ. Sốliệu này ngày càng giảm kể từ khi Tổng thống Philippines - Benigno Aquino thực hiện nghiêm khắc cácbiện pháp nhằm củng cố và bình ổn tài chính. Theo thống kê của Economist, các nước nàyhiện đều có nợ công ở mức trung bình.
Tiến sĩ Vũ Sỹ Cường - chuyên gia kinh tế của Họcviện Tài chính - cho biết, tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách thể hiện tính thanh khoản của mộtquốc gia. Đánh giá về tỷ lệ 25% của Việt Nam, ông Cường cho rằng so với các nước giàu đây là mứcthấp nhưng với các nước đang phát triển, như vậy là khá cao. "Nếu tỷ lệ này vẫn tăng lên thì sẽ làmột vấn đề, bởi nó cho thấy ngân sách sẽ dành nhiều cho trả nợ thay vì làm những việc khác", ôngCường nói.
Vị chuyên gia này cũng nói thêm, rủi ro lớn nhất của Việt Nam là áp lực trả nợgia tăng quá nhanh. "Do một thời gian bất ổn kinh tế vĩ mô trước đây mà có thời điểm ta phảihuy động trái phiếu Chính phủ với lãi suất tương đối cao. Như năm 2011-2012, có lúc tới11-12% một năm. Điều này cho thấy gánh nặng trả nợ rất lớn", ông Cường nói.