Thứ Năm | 11/09/2014 08:06
Ngân hàng “vất vả” vì tiếp tục thừa tiền
Tình trạng dư thừa vốn đã đến mức bão hòa thì trái phiếu Kho bạc là "cứu cánh" quan trọng với nhiều ngân hàng.
Kho bạc Nhà nước vừa công bố kế hoạch phát hành thêm 22 nghìn tỷ đồng. Tưởng như thông tin này ít liên quan đến thanh khoản ngân hàng nhưng đó lại là tín hiệu cho thấy, Kho bạc đang muốn giải phóng bớt kho tiền tồn từ ngân hàng.
Cùng đó, ngân hàng đang rất quan tâm đến các dự án giao thông với mức tài trợ tới 400 nghìn tỷ đồng cho cả năm nay.
Theo thông tin trên, trong Công văn số 2146/KBNN-HĐV ngày 25/8 về việc điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ 2014, tổng lượng trái phiếu phát hành trong năm nay sẽ là 232 nghìn tỷ đồng, tăng 22 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch 210 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.
Dù lượng điều chỉnh trên không nhiều nhưng đúng vào thời điểm sắp "năm cùng, tháng tận", khi tình trạng bán vốn ở cả thị trường 1 và 2 của các ngân hàng trong suốt 8 tháng qua quá đình trệ thì đây thực sự là tin vui.
Một câu hỏi đặt ra là bao giờ thị trường mua bán vốn liên ngân hàng nhộn nhịp và tín dụng tăng trưởng như mục tiêu?
Trả lời câu hỏi này thật khó vì cập nhật từ các bản tin thị trường đều cho thấy, tình trạng dư thừa vốn đã đến mức bão hòa xét ở nhiều góc độ khác nhau mà đầu tiên là mối liên hệ với thị trường trái phiếu chính phủ.
Trong tháng 8/2014, Kho bạc huy động thành công thêm 19,5 nghìn tỷ đồng với sự hấp dẫn đặc biệt dồn về các kỳ hạn dài 5 và 10 năm. Trong đó, kỳ hạn 5 năm dẫn đầu với tỷ trọng 43,17%; 10 năm: 30,75% và phần còn lại cho các kỳ hạn: 3 năm: 20,96%; 2 năm: 5,12%.
Sự khác biệt nói trên so với trước đây phản ánh rằng, có thể do sự chủ động gọi thầu về kỳ hạn của Kho bạc nhưng mặt khác, nhà đầu tư mà chủ yếu là ngân hàng, đã không đánh giá cao xu hướng phục hồi tín dụng trong ngắn hạn nên họ đã dồn tiền mua trái phiếu chính phủ với các kỳ hạn dài hơn.
Thứ hai, cung cầu vốn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Theo đó, trong tháng 8, mặc dù thanh khoản thị trường liên ngân hàng hơi căng, lãi suất qua đêm - 1 tuần bám sát 3,5% - 4%/năm, nguồn cung sụt nhẹ nhưng tất cả mới dừng ở đó.
Cập nhật từ Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho thấy, trong tháng 8/2014, khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm dần ở cả VND và USD (giảm từ 23.500 tỷ đ/phiên đầu tháng xuống còn 22.002 tỷ đồng/phiên cuối tháng).
Điều này có nghĩa lãi suất tăng nhẹ trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua chỉ mang tính thời điểm, không phải xu hướng dài hạn.
Tất nhiên, để giữ yên "mặt trận" thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã luôn bám sát trong việc thực hiện nghiệp vụ OMO. Cụ thể, giao dịch cầm cố giấy tờ có giá và repo ở mức thấp, phát hành 690 tỷ đồng nhưng hút về 806 tỷ đồng, lãi suất 5%/năm kỳ hạn 1 tuần.
Điểm thứ ba, xu hướng ngân hàng thừa nguồn còn kéo dài là liên quan đến vấn đề nợ xấu. Theo số liệu từ các ngân hàng thương mại đã niêm yết, nợ xấu đến 30/6 của ACB là 3,65%; Techcombank: 4,12%; MBbank: 3,08%, VietinBank: 2,53%; Eximbank: 2,95%.
Các ngân hàng giải thích nợ xấu tăng là do áp dụng Thông tư 09 nhưng dù với cách lý giải nào thì với nợ xấu tăng như vậy, trong khi doanh nghiệp đang suy sụp, chuẩn mực tín dụng thấp, thật khó để các ngân hàng mở hầu bao.
Nói về tình trạng ngân hàng "đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt" hiện nay, ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: "Ngày lễ 2/9 vừa rồi, những ngân hàng nào mà còn có khách hàng đến biếu quà là hỏng, ngược lại, chúng tôi phải tìm đến khách hàng tốt để chăm sóc họ".
Ông Thành cho biết thêm, mới đây, Vietcombank mừng như "bắt được của" khi giành được hợp đồng tài trợ 10.413 tỷ đồng cho dự án đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng khối cổ phần dù giỏi "bon chen" đến mấy, kể cả như SHB cũng chỉ kiếm được những phần ít ỏi ở các dự án giao thông từ vốn ngân sách ở tuyến 1A mà các ngân hàng nhà nước chi phối vốn không kham hết.
Cũng vì bí bách cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên các ngân hàng ngoài việc mua trái phiếu chính phủ, còn gia tăng tìm kiếm các dự án giao thông nói trên.
Bởi thế, tại buổi làm việc với tỉnh Thái Bình ngày 8/9/2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: "Chưa có năm nào ngành ngân hàng dành nhiều vốn cho giao thông như năm nay. Năm 2012 và 2013, Bộ Giao thông Vận tải muốn vay nhiều nhưng tôi nói, lãi suất cao thế thì làm sao chịu nổi. Cuối năm 2013, chúng tôi đề xuất Chính phủ tạm ứng cho ngành giao thông 20 nghìn tỷ đồng để làm đường".
Theo Thống đốc, bây giờ là thời điểm để giao thông cần đến ngân hàng và ông dự tính đến hết 2014, tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng đầu tư cho ngành giao thông sẽ lên tới 400 nghìn tỷ đồng, phần lớn theo hình thức BOT.
Cũng tại buổi làm việc này, Thống đốc cũng giao cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nắm bắt, nghiên cứu các dự án đầu tư theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng cần có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Những dự án đạt được thỏa thuận, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng ban hành cơ chế hỗ trợ để cho vay.
Một hướng đi nữa trong việc tìm lối thoát cho tín dụng trì trệ là phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 29/8/2014, Công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNE) vừa thông qua phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi.
Nhưng đó chỉ là con "đom đóm" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 8 tháng qua, không tác động gì nhiều đối với sự trì trệ của tín dụng hiện nay.
Cùng đó, ngân hàng đang rất quan tâm đến các dự án giao thông với mức tài trợ tới 400 nghìn tỷ đồng cho cả năm nay.
Theo thông tin trên, trong Công văn số 2146/KBNN-HĐV ngày 25/8 về việc điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ 2014, tổng lượng trái phiếu phát hành trong năm nay sẽ là 232 nghìn tỷ đồng, tăng 22 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch 210 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.
Dù lượng điều chỉnh trên không nhiều nhưng đúng vào thời điểm sắp "năm cùng, tháng tận", khi tình trạng bán vốn ở cả thị trường 1 và 2 của các ngân hàng trong suốt 8 tháng qua quá đình trệ thì đây thực sự là tin vui.
Một câu hỏi đặt ra là bao giờ thị trường mua bán vốn liên ngân hàng nhộn nhịp và tín dụng tăng trưởng như mục tiêu?
Trả lời câu hỏi này thật khó vì cập nhật từ các bản tin thị trường đều cho thấy, tình trạng dư thừa vốn đã đến mức bão hòa xét ở nhiều góc độ khác nhau mà đầu tiên là mối liên hệ với thị trường trái phiếu chính phủ.
Trong tháng 8/2014, Kho bạc huy động thành công thêm 19,5 nghìn tỷ đồng với sự hấp dẫn đặc biệt dồn về các kỳ hạn dài 5 và 10 năm. Trong đó, kỳ hạn 5 năm dẫn đầu với tỷ trọng 43,17%; 10 năm: 30,75% và phần còn lại cho các kỳ hạn: 3 năm: 20,96%; 2 năm: 5,12%.
Sự khác biệt nói trên so với trước đây phản ánh rằng, có thể do sự chủ động gọi thầu về kỳ hạn của Kho bạc nhưng mặt khác, nhà đầu tư mà chủ yếu là ngân hàng, đã không đánh giá cao xu hướng phục hồi tín dụng trong ngắn hạn nên họ đã dồn tiền mua trái phiếu chính phủ với các kỳ hạn dài hơn.
Thứ hai, cung cầu vốn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Theo đó, trong tháng 8, mặc dù thanh khoản thị trường liên ngân hàng hơi căng, lãi suất qua đêm - 1 tuần bám sát 3,5% - 4%/năm, nguồn cung sụt nhẹ nhưng tất cả mới dừng ở đó.
Cập nhật từ Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho thấy, trong tháng 8/2014, khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm dần ở cả VND và USD (giảm từ 23.500 tỷ đ/phiên đầu tháng xuống còn 22.002 tỷ đồng/phiên cuối tháng).
Điều này có nghĩa lãi suất tăng nhẹ trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua chỉ mang tính thời điểm, không phải xu hướng dài hạn.
Tất nhiên, để giữ yên "mặt trận" thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã luôn bám sát trong việc thực hiện nghiệp vụ OMO. Cụ thể, giao dịch cầm cố giấy tờ có giá và repo ở mức thấp, phát hành 690 tỷ đồng nhưng hút về 806 tỷ đồng, lãi suất 5%/năm kỳ hạn 1 tuần.
Điểm thứ ba, xu hướng ngân hàng thừa nguồn còn kéo dài là liên quan đến vấn đề nợ xấu. Theo số liệu từ các ngân hàng thương mại đã niêm yết, nợ xấu đến 30/6 của ACB là 3,65%; Techcombank: 4,12%; MBbank: 3,08%, VietinBank: 2,53%; Eximbank: 2,95%.
Các ngân hàng giải thích nợ xấu tăng là do áp dụng Thông tư 09 nhưng dù với cách lý giải nào thì với nợ xấu tăng như vậy, trong khi doanh nghiệp đang suy sụp, chuẩn mực tín dụng thấp, thật khó để các ngân hàng mở hầu bao.
Nói về tình trạng ngân hàng "đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt" hiện nay, ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: "Ngày lễ 2/9 vừa rồi, những ngân hàng nào mà còn có khách hàng đến biếu quà là hỏng, ngược lại, chúng tôi phải tìm đến khách hàng tốt để chăm sóc họ".
Ông Thành cho biết thêm, mới đây, Vietcombank mừng như "bắt được của" khi giành được hợp đồng tài trợ 10.413 tỷ đồng cho dự án đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng khối cổ phần dù giỏi "bon chen" đến mấy, kể cả như SHB cũng chỉ kiếm được những phần ít ỏi ở các dự án giao thông từ vốn ngân sách ở tuyến 1A mà các ngân hàng nhà nước chi phối vốn không kham hết.
Cũng vì bí bách cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên các ngân hàng ngoài việc mua trái phiếu chính phủ, còn gia tăng tìm kiếm các dự án giao thông nói trên.
Bởi thế, tại buổi làm việc với tỉnh Thái Bình ngày 8/9/2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: "Chưa có năm nào ngành ngân hàng dành nhiều vốn cho giao thông như năm nay. Năm 2012 và 2013, Bộ Giao thông Vận tải muốn vay nhiều nhưng tôi nói, lãi suất cao thế thì làm sao chịu nổi. Cuối năm 2013, chúng tôi đề xuất Chính phủ tạm ứng cho ngành giao thông 20 nghìn tỷ đồng để làm đường".
Theo Thống đốc, bây giờ là thời điểm để giao thông cần đến ngân hàng và ông dự tính đến hết 2014, tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng đầu tư cho ngành giao thông sẽ lên tới 400 nghìn tỷ đồng, phần lớn theo hình thức BOT.
Cũng tại buổi làm việc này, Thống đốc cũng giao cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nắm bắt, nghiên cứu các dự án đầu tư theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng cần có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Những dự án đạt được thỏa thuận, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng ban hành cơ chế hỗ trợ để cho vay.
Một hướng đi nữa trong việc tìm lối thoát cho tín dụng trì trệ là phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 29/8/2014, Công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNE) vừa thông qua phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi.
Nhưng đó chỉ là con "đom đóm" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 8 tháng qua, không tác động gì nhiều đối với sự trì trệ của tín dụng hiện nay.
Nguồn VnEconomy