Ảnh: Thanh Hương
Ngân hàng thời số hóa: Liên kết với Fintech để cùng thắng
Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư vừa tổ chức Hội nghị Ngân hàng Việt Nam với chủ đề “Đột phá từ Số hoá Ngân hàng” vào sáng nay.
Bùng nổ số hoá ngân hàng
Tại hội nghị này, các nội dung chính xoay quanh các chủ đề về chính sách, tình hình chuyển đổi trong thực tiễn của các ngân hàng Việt Nam từ mô hình truyền thống sang số hóa, như một quy luật phát triển tất yếu, đồng thời thảo luận về các những thành công bước đầu của một ngân hàng trong nước và thế giới trong quá trình này
Hội nghị cũng chỉ rõ những giá trị của số hóa mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018, ngành Ngân hàng là một trong những ngành chủ động đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - đại diện Vietcombank, khách hàng đang dành nhiều thời gian hơn để tương tác online. Thanh toán tực tuyến, công nghệ trong linh vực ngân hàng đã có sự đột phá.
Hiện tại, đã có 94% ngân hàng Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi số. Trong đó, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, và chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Cụ thể, nhiều ngân hàng đã triển khai cung ứng một số dịch vụ ngân hàng đổi mới, sáng tạo như, TPBank với dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank, Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab và dự án chuyển đổi số quy mô lớn, Vietinbank với Corebank thế hệ mới-hiệu suất cao, tích hợp đa dịch vụ và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, VPbank với ứng dụng ngân hàng số Timo, MB với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ KH 24x7 trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, trước nỗ lực của ngân hàng, thì hiện nay người tiêu dùng vẫn chưa quân tâm lắm với những cải tiến số hoá từ những dịch vụ của ngân hàng. Theo bà Hằng, hiện mới chỉ có 20% khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử.
Trong khi đó, việc số hoá đang giúp người tiêu dùng giảm được nhiều chi phí trong giao dịch. Ông Dũng chia sẻ chi phí giao dịch đã giảm xuống chỉ còn 8-10USD/khách hàng, trong khi trước đó, chi phí giao dịch truyền thống lên đến 60-70/khách hàng.
Ngân hàng liên kết với fintech tận dụng lợi thế
Trong bối cảnh hơn 100 công ty fintech đang hoạt động tại Việt Nam cũng giúp ngành ngân hàng phát triển, vì theo ông Reet Chaudhuri, chuyên gia cao cấp mảng Thanh toán và Giao dịch Mc Kinsey&Company, ngành ngân hàng nên liên kết với các công ty fintech để cùng phát triển.
Ông Phạm Thành Đức, CEO M-Service (MoMo) chia sẻ MoMo đã hợp tác trực tiếp với 20 ngân hàng tại Việt Nam, tận dung thế mạnh của nhau. Về sự hợp tác này, ông Đức chia sẻ: “Đó là một mối quan hệ đối tác hiệu quả và chặt chẽ với các ngân hàng”, một quan hệ hai bên cùng thắng.
Theo ông Đức, hiện tại Việt Nam chỉ có 5-6 ví điện tử hoạt động tích cực, 3-4 ví điện tử là có nhiều người dùng. Đây là một ngành rất khốc liệt và kén người. Vì thế ông Đức cho rằng đây không phải là một ngành phân mảnh.
Ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó Tổng giám đốc Napas: “Câu chuyện của các Fintech bây giờ giống như các ngân hàng nhiều năm trước trong việc mở rộng mạng lưới”. Về mối quan hệ giữa ngân hàng và các Fintech, ông Nguyên nhận định: “Xu thế tất yếu phải là hợp tác và chia sẻ”.
Ông Phạm Thành Đức, CEO M-Service (MoMo): “Các ngân hàng ngày càng chú trông hơn vào công nghệ. Các công ty Fintech như MoMo rất trân trọng sự am hiểu và lăn xả của các ngân hàng trong quá trình số hóa và ưu tiên thúc đẩy chuyển đổi số. Thậm chí, các ngân hàng còn đi trước các Fintech”.
Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, tiềm năng ngân hàng số Việt nam là rất lớn, với tỉ lệ sử dụng smatphone đang gia tăng, dân số trẻ phát triển đến 2030 cao hơn các nền kinh tế trong khu vực, và giới trẻ hiện nay đã rất nhanh nhạy với công nghệ.
Lợi thế trong chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chịu nhiều thách thức, thiếu nguồn lao động chất lượng cao, rủi ro an ninh mạng sẽ phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo… ngân hàng cũng sẽ thiếu nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi, cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng…
Vai trò của ngân hàng trong 10 năm tới
Ông Lê Anh Dũng chia sẻ: “Ngân hàng sẽ vẫn tồn tại và phát triển, các ngân hàng sẽ muốn trở thành công ty công nghệ nhưng có giấy phép ngân hàng, đáp ứng cả xu hướng công nghệ cũng như phục vụ khách hàng với đầy đủ dịch vụ tài chính”.
Theo ông Đức, các ngân hàng có thể tận dụng nguồn lực của mình để mua các công nghệ tiên tiến, các công ty fintech khó mà vượt được các ngân hàng. Với nhận định rằng, lĩnh vực thanh toán 3-5 nữa không hết việc, MoMo sẽ vẫn tập trung vào thanh toán. Ông Đức nhận định: “3-5 năm tới, bức tranh sẽ không có gì thay đổi”.
Reet Chaudhuri, Chuyên gia Cao cấp mảng Thanh toán và Giao dịch Mc Kinsey&Company, các ngân hàng sẽ ngày càng liên quan và hòa nhập vào đời sống của khách hàng. Câu hỏi là các ngân hàng sẽ hòa nhập như thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.