Thứ Năm | 21/02/2013 08:45

Ngân hàng Nhà nước đóng vai nào trên thị trường vàng?

Một số điểm cần xem lại khi Ngân hàng Nhà nước bước chân vào thị trường vàng.
Giá vàng trong nước lại cao hơn nhiều so với giá thế giới. Ngân hàng Nhà nước đang gấprút và chờ đợi khung pháp lý chính thức ban hành để vào cuộc mua bán, điều tiết thị trường. Khi vàocuộc, họ đứng ở vai trò nào, nhà quản lý hay kinh doanh?

Giả sử lúc này, khung pháp lý đã xong, giá trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 4,5 triệuđồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nhập vàng ở nước ngoài về, dập thành vàng miếng SJC, bán ra, lãilớn. Một chuyến buôn dễ dàng!

Song, tham gia mua - bán như vậy có lẫn lộn với vai trò quản lý nhà nước, chưa kể đến chuyện bìnhđẳng trên thị trường khi họ nắm những lợi thế riêng có (độc quyền xuất nhập khẩu vàng, độc quyềnsản xuất vàng miếng, được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để phòng ngừa rủi ro…)?

Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước),cho rằng, trong tình huống này Ngân hàng Nhà nước cùng lúc đóng hai vai và cần nhìn nhận một cáchcụ thể từng vai.

Hai vai gồm: một là cơ quan cấp bộ - thành viên của Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước; một làvai ngân hàng trung ương - cũng như các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, tham gia vào cácthị trường tài chính, tiền tệ mà ở đây là thị trường vàng.

"Việc Ngân hàng Nhà nước tham gia vào thị trường vàng không phải là kinh doanh, mà là một biệnpháp, một nghiệp vụ để quản lý thị trường. Hoạt động này không vì mục đích lợi nhuận", ông Huynói.

Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mua bán trên thị trường vàng - điều mà các bộ ngành khácthường không làm đối với các mặt hàng cụ thể nào. Có mua có bán, thường được hiểu là kinhdoanh.

Nhưng theo như ông Huy giải thích, việc mua bán sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu với mục đíchtạo ảnh hưởng đến giá trên thị trường về vùng hợp lý, để bình ổn, khác với các loại đấu thầu - kinhdoanh khác là nhằm tìm mức giá sinh lãi nhất.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước chỉ triển khai nghiệp vụ này khi thị trường có biến động bất thường,gây xáo trộn lớn. Cơ chế thực hiện ở đây cũng giống như việc tham gia mua bán, điều tiết cung - cầungoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hiện nay, nhằm thực hiện vai trò điều hành chính sách tỷgiá và quản lý thị trường ngoại hối. Nếu thị trường ổn định, đi đúng quỹ đạo và không méo mó, cơquan này chỉ việc ngồi ngoài và giám sát.

Liên quan đến hoạt động này, trong dự thảo quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ có nêu,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước.Có ý kiến cho rằng, trong cơ chế thị trường, giá phải do thị trường quyết định chứ không phải doThống đốc.

Trả lời về tình huống trên, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Nguyễn Quang Huy lưu ý về sự nhầm lẫngiữa hai loại giá, một của Ngân hàng Nhà nước lựa chọn và một của thị trường.

"Giá ở đây là giá Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định để đấu thầu với các tổ chức tín dụng vàdoanh nghiệp kinh doanh vàng, chứ không phải giá giao dịch giữa các tổ chức đó với người dân. Ngânhàng Nhà nước không đủ sức để quyết định được giá thị trường, cũng không thể chạy theo được sự biếnđộng từng giờ, từng phút của thị trường. Chỉ khi thị trường méo mó, có những biến động bất thườngthì mới can thiệp để điều tiết giá cho hợp lý", ông Huy nhấn mạnh.

Ở một nội dung khác hiện cũng có những cách hiểu khác nhau. Cụ thể ở cơ chế tham gia của Ngân hàngNhà nước, bước đầu định hình ở bản dự thảo thông tư hướng dẫn, tại Điều 7: "Ngân hàng Nhà nước mua,bán vàng miếng SJC hàm lượng 99,99% loại 01 (một) lượng do Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuấthoặc tổ chức sản xuất".

Với quy định dự kiến trên, liệu nó đã gạt đi các loại vàng đơn vị khác, đặc biệt là các loại vàngnhẫn mà nhiều người dân quen tích trữ? Khi vàng nhẫn bị "ngoài lề" giao dịch của Ngân hàng Nhà nướcthì giá của nó có bị ảnh hưởng, người dân có bị thiệt thòi?

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giải thích rằng, vấn đề và phạm vi xử lý ở đây là vàng miếng, thực hiệnvới các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đầu mối, chứ không trực tiếp với người dân. Lợi ích lànhằm bình ổn, tạo những vận động hợp lý chung cho cả thị trường chứ không riêng cho vàngmiếng.

Hơn nữa, việc quy định hàm lượng và đơn vị như trên là để đảm bảo tiêu chuẩn trong giao dịch. Ngânhàng Nhà nước không thể đứng ra mua bán các loại vàng nhẫn nhiều chủng loại, có tuổi và hàm lượngkhác nhau hiện nay để đưa vào dự trữ ngoại hối nhà nước, cũng như không dùng chúng để giao dịchtrên thị trường quốc tế.

Những loại vàng đó, được xếp vào vàng nữ trang nói chung, dự kiến từ tháng 5 tới Ngân hàng Nhà nướccũng sẽ bắt tay vào việc tổ chức lại các khâu, theo hướng tăng cường quản lý trách nhiệm của cácđầu mối đối với chất lượng sản phẩm và an toàn trong giao dịch…

Nguồn VnEconomy


Sự kiện