Ngân hàng lo tồn kho vốn
Phó chủ tịch HĐQT một ngân hàng thương mại tại TPHCM chia sẻ: "Ngân hàng không có thị trường đầu ra cũng phải hạ giá sản phẩm, tìm đủ biện pháp để bán hàng,nếu không vốn tồn đọng khác gì doanh nghiệp tồn kho".
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại, tại Hà Nội, thừa nhận, hai tháng đầu năm 2013, tăngtrưởng tín dụng của họ đang âm khoảng 5 - 6%. Theo vị này, có một sốdoanh nghiệp được mời vay lãi suất 8 - 10%/năm, song họ từ chối; trong khi nhiều doanh nghiệp khácđề nghị được vay vốn, sẵn sàng trả lãi suất 12 - 13%/năm nhưng ngân hàng không dám cho vay.
Không thông tin cụ thể mức tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2013 đến nay, phó tổng giám đốc ngânhàng ACB Nguyễn Thanh Toại chỉ cho biết ngắn gọn là "rất chậm". Do vậy, lãi suất cho vay vốn củaACB thời gian qua liên tục được điều chỉnh, hiện bình quân chỉ vào khoảng 11,5%/năm.
Theo phó tổng giám đốc Vietinbank Lê Đức Thọ, lãi suất cho vay thu mua lúa gạo của ngân hànghiện dao động 9 - 10%/năm; một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được khuyến khích lãi suất còn thấphơn, chỉ khoảng 8 - 9%/năm…
Mở rộng tín dụng vẫn là thách thức
Khó khăn trong mở rộng tín dụng là bức tranh chung của hệ thống ngân hàng thương mại. Thời điểmcuối tháng 2 (tuần từ 18 - 23/2), lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã hạxuống mức thấp kỷ lục 3,24%/năm với kỳ hạn qua đêm; dao động từ 4,5 - 5,5%/năm các kỳ hạn từhai tuần đến một tháng...
Điều đó phản ánh thị trường vốn đầu ra nghẽn đọng, các ngân hàng buộcphải chấp nhận gửi vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất chỉ bằng phânnửa mức trần lãi suất huy động. Điều này cũng cho thấy các ngân hàng đã thận trọng hơn thay vì chovay bằng mọi giá như trước.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Hà Nội cho rằng trong bối cảnh cầu tín dụngthấp như hiện nay, xu hướng giảm lãi suất sẽ nhanh, mạnh hơn nếu ngân hàng Nhà nước có các công cụchính sách hỗ trợ cho xu hướng thị trường.
Tuy nhiên, thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia Cao Sỹ Kiêm nhận định, cơ quanđiều hành chính sách tiền tệ sẽ thận trọng trong sử dụng các công cụ lãi suất, nhất là trong việcgiảm trần lãi suất huy động, bởi sức ép lạm phát có dấu hiệu trở lại khi hai tháng đầu năm 2013 đãtăng tới 2,5%; lãi suất huy động tiếp tục giảm sẽ càng khiến vốn vào hệ thống ngân hàng khókhăn.
Nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa nhận định dù sức ép giảmlãi suất gia tăng, NHNN cũng phải chờ đợi diễn biến lạm phát trong quý I và nhiều khả năng, trầnlãi suất huy động 8%/năm có thể tiếp tục duy trì trong sáu tháng đầu năm 2013. Khả năng giảm lãisuất điều hành, nếu có, nhiều khả năng diễn ra vào sáu tháng cuối năm, với mức giảm không quá lớn,xoay quanh mức 1%/năm.
Ông Nghĩa khuyến nghị: "Ngân hàng cần có chiến lược duy trì lãi suất huy động ngắn hạn và dàihạn hợp lý, trên cơ sở đó điều chỉnh lãi suất tín dụng theo hướng hỗ trợ khách hàng đầu tư trungdài hạn để đón đầu xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh hơn, rõ ràng hơn vào nửa cuối năm 2013hoặc đầu năm 2014".
Nguồn SGTT