Ảnh: tapchitaichinh.vn

 
Hà Linh Thứ Bảy | 13/07/2019 15:11

Ngăn chặn gian lận thương mại bằng cách nào?

Để kiểm soát gian lận thương mại thì không chỉ nhà nước mà cả các hiệp hội và doanh nghiệp, bởi không ai hiểu rõ nội tình doanh nghiệp bằng chính họ.

Theo ông Trần Du Lịch, tham gia EVFTA hàng hóa Việt nam có nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu, mở cửa thị trường. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn tới gian lận thương mại nhiều hơn bởi các quốc gia không có FTA sẽ tìm cách tận dụng chúng ta để hưởng ưu đãi. Trong khi đó, khi tham gia FTA các đối tác nhập khẩu sẽ soi chúng ta khắt khe hơn.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng cục Xuất nhập khẩu, Bộ công thương, trong năm 2018, xuất khẩu hàng loạt mặt hàng của Việt Nam đã có sự gia tăng đột biến từ 20-47%. Trong đó có thể kể đến như, sắt thép, gỗ, thủy sản, tấm năng lượng mặt trời…. Sự gia tăng đột biến này khiến nhiều mặt hàng Việt Nam rơi vào các vụ kiện điều tra chống lẩn tránh thuế. Cũng trong năm 2018, đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được triển khai.

Số liệu từ Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, cơ quan này đã nhận được 100 thư khiếu nại từ hải quan nước ngoài trong năm 2018. Trong đó, 90% khiếu nại từ thị trường EU.

Các mặt hàng bị khiếu nại xem xét lại C/O thường là đinh vít, lốp xe, xe, gạch men, găng tay, giày…. Theo nội dung thư, các cơ quan này yêu cầu thẩm tra 287 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nghi ngờ làm giả C/O và hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn để có xuất xứ Việt  Nam.

Ngan chan gian lan thuong mai bang cach nao?
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Ảnh: vietnamplus.vn

Tổng cục Hải quan cho biết, một số chiêu lẩn tránh xuất xứ phổ biến là, làm giả C/O, nhập hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để đóng gói bao bì rồi gắn xuất xứ Việt nam và xuất đi. Hoặc thương nhân nước ngoài đưa hàng hóa vào Việt Nam thuê gia công vào công đoạn đơn giản để lấy xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam để xuất vào thị trường EU.

Ngăn chặn gian lận xuất xứ bằng cách nào?

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đa số gian lận xuất xứ hàng hóa là do tình trạng đầu tư chui. Trong khi đó, đã số các địa phương đều có tình trạng này. Do đó, một mặt phải kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu nhưng mặt khác phải có bộ lọc để lựa chọn các doanh nghiệp FDI.

Trong khi đó, ông Trần Du Lịch cho rằng để kiểm soát được tình trạng này, thì không chỉ nhà nước mà cần cả các hiệp hội và doanh nghiệp, bởi không ai hiểu rõ nội tình doanh nghiệp bằng các hiệp hội. Nếu phát hiện vi phạm, cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay. Với những trường hợp điển hình, có thể xử lý hình sự về hành vi gian lận thương mại. “Chúng ta phải tiếp tục cảnh báo và ngăn ngừa những hiện tượng như vậy, không chỉ xuất khẩu mà cả trong thị trường nội địa để bảo vệ người tiêu dùng, ông Lịch nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, biện pháp tốt nhất để ngăn chặn gian lận thương mại là để các doanh nghiệp tự kiểm soát lẫn nhau dựa trên cơ sở quy định rõ ràng của Chính phủ.

Trước đó, tại cuộc họp về Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ", Bộ Công thương cũng yêu cầu yêu cầu các đơn vị có cơ chế giám sát đặc biệt với các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ cao như: thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, gia dụng, điện tử...và các thị trường trọng điểm như Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ...

►Nằm trong “danh sách gian lận Thương mại” của Mỹ: Việt Nam có đáng lo?

►Việt Nam lên tiếng về việc hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt để xuất khẩu

►Doanh nghiệp tiếp tay cho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt