Nga tiếp tục tăng cường hạn chế xuất khẩu ngũ cốc
Thông tin trên được Hiệp hội Xuất khẩu Nông sản Quốc gia đưa ra trong công văn gửi Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich và các quan chức chính phủ hôm thứ Ba 13/1.
Nga, dự đoán trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 4 thế giới trong năm nay, hy vọng các biện pháp kiềm chế xuất khẩu sẽ giúp hạ nhiệt giá ngũ cốc trong nước và kiềm chế lạm phát lương thực trong bối cảnh đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính do giá dầu tuột dốc và các đòn trừng phạt của phương Tây.
Moscow đã tăng cường kiểm soát chất lượng ngũ cốc từ tháng 12/2014 và sau đó quyết định áp thuế xuất khẩu ngũ cốc từ 1/2/2015.
Các biện pháp hạn chế xuất khẩu gồm cả việc cơ quan an toàn thực phẩm Rossenlkhoznadzor kéo dài thời gian giám sát chất lượng và trì hoãn cấp chứng thư cần thiết để bốc hàng tại cảng lên tàu.
Hiệp hội Xuất khẩu Nông sản Quốc, chiếm hơn 75% lượng xuất khẩu ngũ cốc của Nga, đã đề nghị chính phủ Nga nới lỏng các biện pháp kiềm chế để thương nhân có thể đáp ứng các hợp đồng đã ký trước khi thuế xuất khẩu có hiệu lực.
Thuế xuất khẩu lúa mỳ sẽ tăng lên 15% cộng với 7,5 euro và sẽ không thấp hơn 35 euro (41 USD)/tấn cho đến 30/6/2015.
Các biện pháp kỹ thuật và kinh tế đang làm cho mọi chuyện ngày càng phức tạp, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngũ cốc Nga trên thị trường toàn cầu, theo Dmitry Rylko, phụ trách bộ phận tư vấn nông nghiệp IKAR.
Nga, đã tiến hành các biện pháp kiềm chế xuất khẩu ngũ cốc lần thứ 3 kể từ năm 2008, đã xuất khẩu 105 triệu tấn ngũ cốc trước khi áp đặt các biện pháp hạn chế.
Các quan chức Nga cũng hy vọng các biện pháp hạn chế xuất khẩu sẽ giúp làm giảm chi phí bổ sung kho dự trữ cho Bộ Nông nghiệp nước này và kéo giảm giá lúa mỳ nội địa.
Tuy vậy, đến nay, Bộ Nông nghiệp Nga mới thu mua được 308.860 tấn ngũ cốc, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 3,5 triệu tấn trong niên vụ 2014-2015 do giá thu mua thấp hơn giá thị trường.
Nguồn DVO/Reuters