"Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng gần 20 tỷ USD"
Do đó, theo TS Trần Du Lịch, Chính phủ nên xem xét và có kế hoạch kéo giảm lãi suất để khuyến khích đưa vốn vào nền kinh tế. Đặc biệt, hiện nay tình trạng thanh khoản của các ngân hàng đang khá dồi dào thì việc giảm lãi suất cho vay không thể cứ trì hoãn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lại có những góc nhìn khác, và cho rằngcần phải hiểu đúng thực tế con số 20 tỷ USD.
Ông Võ Trí Thành - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, trên Thời báo ngân hàng cho rằng, thực chất các ngân hàng thương mại sẽ không được hưởng cả khoản lãi thu về mà còn phải trích lập dự phòng rủi ro và trả lãi cho các khoản tiền huy động.
Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất, do vậy, câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có cơ hội để điều chỉnh lãi suất nữa hay không.
Ngay với vấn đề này các chuyên gia cũng có những nhận định trái ngược.
Trong khi cũng trong bài viết trên báo Thanh Niên nói trên, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng lãi suất ngắn hạn sẽ giảm thêm 1 điểm phần trăm và nợ xấu đến cuối năm 2013 sẽ còn khoảng 4-5% tổng dư nợ do các ngân hàng đang dồi dào thanh khoản.
Trong khi đó, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) lại cho rằng các ngân hàng sẽ có nhiều lý do khác nhau để không giảm lãi suất cho vay. Một trong những lý do là trên thực tế một số ngân hàng nhỏ, yếu kém vẫn phải huy động với lãi suất cao hơn 8%/năm, thậm chí lên đến 10 - 10,5%/năm.
Nguồn Khampha