Năm biến động nhân sự ngành ngân hàng
Ồ ạt cắt giảm nhân sự
Nổi tiếng sau vụ "thâu tóm" đình đám Sacombank, ngân hàng Eximbank cũng buộc phải chấm dứt hợp đồngvới gần 50 người, và điều chuyển khoảng 300 nhân viên từ các phòng ban của Hội sở xuống các chinhánh để tăng cường đội ngũ bán hàng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Tại một cuộc họp báo,lãnh đạo Eximbank cho biết, ban đầu Eximbank đã lên kế hoạch giảm 1.000 nhânviên ở bộ phận gián tiếp nhằm tăng quỹ lương cho bộ phận bán hàng trực tiếp. Như vậy, với lượng"đào thải" ít ỏi trên đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Eximbank. Chủ tịch Eximbank, ông Lê Hùng Dũng cũng cho biết, những năm trước, công việc kinh doanhthuận lợi nên bộ máy phình to ra. Nay tình hình có nhiều khó khăn, nên cần phải sắp xếp và thu gọnlại. Đó cũng là chuyện bình thường. Nói về việc hàng loạt nhân viên ngân hàng nghỉ việc và điều chuyển đi các bộ phân khác, ông Dũngchia sẻ, cho nhân viên nghỉ việc là việc chẳng đặng đừng và sắp xếp lại để bộ máy hoạt động hiệuquả hơn là giải pháp được ngân hàng lựa chọn…. Là một trong số it ngân hàng có tình hình hoạt động kinh doanh khá ổn định, nhưng trong năm 2013,Vietcombank cũng cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên con số này khá nhỏ so với quy mô củaVietcombank. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013 của Vietcombank, tính đến ngày30/9/2013, số lượng nhân viên của ngân hàng là 13.363 người, giảm 190 người so với cuối quý 2/2013,nhưng tăng 112 người so với thời điểm cuối năm 2012. Sau vụ sáp nhập Habubank, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã mở rộng quy mô kinh doanh, nhưngđể cải thiện lợi nhuận, SHB cũng phải tính toán cắt giảm nhân sự trong năm 2013. Tính đến ngày30/9/2013, SHB có tổng số nhân sự là 4.145 người, giảm 134 người so với cuối quý 2/2013, giảm 318người so với đầu năm 2013. Theo báo cáo của SHB, trong quý 3/2013, quỹ lương của SHB đạt 141,3 tỷ đồng, giảm 328,6 tỷ đồng,tương ứng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý 3/2013 của SHB đạt 241,1 tỷ đồng.Điều này cho thấy, chi phí cho nhân viên giảm đã giúp SHB tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng. Một ngân hàng lớn khác là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng cắt giảm nhân sựtrong năm 2013, tuy nhiên , cũng giống như Vietcombank, con số cắt giảm khá nhỏ so với quy mô củangân hàng. Tính đến cuối tháng 9/2013, Vietinbank đã chấm dứt hợp đồng lao động với 87 người so vớiđầu năm 2013. Dồn dập tuyển mới Có thể thấy, trong năm 2013, nhân sự của ngành ngân hàng có sự dịch chuyển lớn. Trong khi nhiềungân hàng cắt giảm nhân sự, lương, thưởng… thì vẫn có có những ngân hàng đẩy mạnh hút nhânlực. Dẫn đầu trong số những ngân hàng tuyển dụng nhiều phải kể đến ngân hàng Sacombank, VpBank,Oceanbank,… Theo báo cáo quý 3/2013 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong 9 tháng đầu năm2013, Sacombank đã tuyển dụng thêm 1.034 nhân sự, đưa tổng nhân sự của ngân hàng này lên 11.344người. Riêng trong quý 3/2013, Sacombank tuyển dụng 151 nhân sự. Tính đến 30/9/2013, nhân sự của VPBank (bao gồm các công ty con) đã tăng thêm 1.835 người so vớithời điểm đầu năm. Trong đó, có 1.457 người được tuyển dụng trong quý 3/2013. Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) cũng mạnh tay tuyển dụng tới 436 nhân sự trong quý 3/2013, đưatổng số cán bộ nhân viên lên 2.710 người. So với cuối năm 2012, OceanBank có thêm 541 nhân sự.Tínhđến quý 3/2013, ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) cũng tăng thêm 226 người;Vietcombank tăng thêm 112người. Triển vọng nhân sự vẫn kém sáng sủa? Tại một cuộc hội thảo về ngành ngân hàng, lãnh đạo của công ty KPMG Việt Nam cho biết, trong sáunăm từ 2005 đến 2011, số lượng nhân viên ngân hàng đã tăng gần gấp đôi, từ khoảng 125.000 người lênhơn 200.000 người. Tuy vậy, có lẽ xu hướng sẽ không tiếp diễn. Theo số liệu khảo sát của KPMG, đã có 46% số ngân hàng được hỏi tuyên bố sẽ không tăng số lượngnhân viên trong năm 2013. Cũng theo KPMG, xu hướng số lượng nhân viên tăng của các ngân hàng Viêt Nam đi ngược lại xu thếcủa thế giới. Các ngân hàng quốc tế hiện nay tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ kết hợp kỹ thuậtmới, như ngân hàng điện tử (internet banking) và ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking),những sản phẩm/dịch vụ không đòi hỏi phát triển mạng lưới khách hàng thông qua các chi nhánh. Trongkhi đó, tại Việt Nam, các sản phẩm ngân hàng kết hợp với kỹ thuật vẫn đang phát triển và phần lớncác khách hàng hiện tại chưa từng sử dụng các sản phẩm này. Các vấn đề gần đây liên quan đến việc mất tiền qua ngân hàng điện tử khiến khách hàng cẩn trọnghơn trong việc sử dụng các sản phẩm internet banking và mobile banking. Công ty phần mềm bảo mậtKaspersky gần đây xếp Việt Nam vào nhóm 5 nước có nguy cơ cao bị tấn công bởi các hoạt động lừa đảoqua internet banking. Điều này làm tăng nhu cầu tương tác trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng vàlàm tăng nhu cầu về nhân viên ngân hàng. Thêm vào đó, theo ước tính chỉ có khoảng 15% dân số ViệtNam có tài khoản ngân hàng, vì vậy các ngân hàng đang cố gắng tăng thị phần thông qua khả năng tiếpcận và đào tạo thị trường, điều này yêu cầu tăng thêm nhân lực. Tuy nhiên, gần 90% số ngân hàng dự kiến số lượng nhân viên tăng cho biết mức độ tăng khôngnhiều |
Nguồn VnMedia