Thứ Hai | 04/08/2014 08:00

Năm 2015 sẽ thiếu hụt nhôm do cắt giảm sản lượng và lệnh cấm

Theo các nhà phân tích, thị trường nhôm có thể thiếu hụt thậm chí sau năm 2015 nhưng trữ lượng lưu kho cao kỷ lục sẽ giúp kiềm chế giá tăng.
Năm 2015, thị trường nhôm bên ngoài Trung Quốc sẽ đối mặt với thâm hụt kỷ lục lần đầu tiên trong 9 năm do việc cắt giảm sản lượng và lệnh cấm xuất khẩu quặng của Indonesia, một bước ngoặt có thể khởi xướng cho tình trạng thâm hụt kéo dài khi nhu cầu hồi phục.

Sau nhiều năm dư cung, thị trường bắt đầu có dấu hiệu thiếu cung khi các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng để đối phó với chi phí tăng, cùng với việc Indonesia ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng bauxite và nhu cầu nhôm tăng lên, nhất là từ các nhà sản xuất ô tô Mỹ.

Dự báo trong cuộc khảo sát hồi tháng 7 của Reuters cho thấy năm 2015 thế giới sẽ thiếu hụt 444.000 tấn, lần đầu tiên kể từ năm 2006, theo Thomson Reuters GFMS.

Stephen Briggs, chiến lược gia kim loại cao cấp tại BNP Paribas, cho biết, thị trường vật chất đang chuyển dần sang tình trạng thâm hụt. Tình trạng thâm hụt này có thể kéo dài nhưng sẽ cần phải như thế. Hiện lượng lưu kho trên thế giới rất lớn, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở phương Tây”.

Ước tính lượng nhôm lưu kho bên ngoài Trung Quốc đạt khoảng 12 triệu tấn. Riêng lượng lưu kho tại LME lên đến gần 5 triệu tấn, mặc dù đã giảm 9% từ đầu năm.

Tại Trung Quốc, thị trường vẫn ở trong tình trạng dư thừa, nhưng được dự đoán sẽ giảm do việc đóng cửa một số nhà máy tinh luyện chi phí cao với công suất 2 triệu tấn nhôm.

Bên ngoài Trung Quốc, các nhà sản xuất đã giảm sản lượng do giá thấp và chi phí cao khiến lợi nhuận giảm. Theo số liệu từ Viện Nhôm Quốc tế (IAI), sản lượng nhôm trung bình hàng ngày trong tháng 6 giảm xuống 67.000 tấn từ 67.500 tấn trong tháng 5.

United Company Rusal của Nga, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, cho biết, tháng 5 sản lượng nhôm chất lượng cao của công ty giảm 2,3%.

Tuần trước, giá nhôm tại sàn Giao dịch Hàng hóa London (LME) đạt 2.054,75 USD/tấn, mức cao nhất 17 tháng qua và tăng 12% trong năm nay. Tuy vậy, giá nhôm vẫn giảm 30% kể từ mức đỉnh 3.000 USD/tấn hồi tháng 5/2011.

Các nhà phân tích tại Macquarie cho biết “Chúng tôi nghĩ mức giá khoảng 2.500 USD/tấn là cần thiết để khích lệ các nhà tinh luyện tại châu Âu và Brazil tái khởi động, do vậy, công suất 1 tấn/năm sẽ chưa thể sớm quay lại”.

Trái ngược với sự cắt giảm tại phương Tây, các nhà máy tinh luyện nhôm tại Trung Đông và Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng sản lượng, trong một động thái có thể giúp xoa dịu tình trạng hạn chế trên thị trường.

Emirates Aluminum của UAE dự định tăng sản lượng thêm 449.000 tấn trong năm nay và Mining Co của Arab Saudi tăng 330.000 tấn, theo Macquarie.

Một yếu tố chính gây thâm hụt là viễn cảnh ảm đạm về nhu cầu, nhất là từ ngành ô tô khi chuyển dần sang sản xuất các loại xe nhẹ hơn và hiệu quả hơn về năng lượng.

Ford Motor dự định tung ra loại xe tải sử dụng nhôm mật độ cao và các hãng nhôm đã thông báo kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất nhôm tấm đặc biệt cho các nhà sản xuất ô tô.

Svein Richard Brandtzaeg, giám đốc điều hành nhà sản xuất nhôm Norsk Hydro, cho biết, trong lĩnh vực sản xuất ô tô bạn có thể thấy lợi thế của kim loại nhẹ và thị trường nhôm đang ở trong tình trạng tốt nhất kể từ năm 2008-2009.

“Hiện đã có những quy định mới về hiệu quả năng lượng tại thị trường Mỹ và quy định của EU về phát thải carbon. Chúng tôi [Norsk Hydro] nhận thấy nhu cầu tại thị trường Mỹ đang tăng nhanh hơn châu Âu”, ông Svein Richard cho biết.

Các thương nhân nhôm tại châu Âu cho biết họ đang nhận thấy sự gia tăng nhu cầu nhôm vào thời điểm này của năm.

Nhu cầu tăng cùng với sự tiếp cận hạn chế kim loại này đã giúp mức giá trả thêm cho nhôm châu Âu hoặc chi phí để có được kim loại thực đạt mức cao kỷ lục 450 USD/tấn cho sản phẩm đã trả thuế.

Các thỏa thuận tài chính và sự tắc nghẽn trong việc tiếp cận nhôm từ các kho dự trữ đã đăng ký tại LME giúp làm tăng mức giá trả thêm với thời gian chờ để có được hàng kéo dài thêm 2 năm tại các kho ở cảng Vlissingen, Hà Lan – cảng này hiện đang chứa hơn 2 triệu tấn.

Nguồn Theo DVO/Reuters


Sự kiện