Thứ Năm | 14/06/2012 13:45

Năm 2012, Việt Nam mua điện Trung Quốc với giá 1.300 đồng/kWh

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, năm 2012, giá mua điện từ Trung Quốc khoảng 1.300/kWh, trong khi giá mua từ nhà máy điện nhỏ trong nước khoảng 800-900 đồng/kWh.
Trả lời đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2011, Việt Nam ký hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá 5,8 cent/kWh. Sang năm 2012, giá mua điện từ Trung Quốc tăng lên 6,08 cent/kWh (tương đương khoảng 1.300 đồng/kWh).

Trong khi đó, Bộ trưởng cho biết giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước khoảng 800 - 900 đồng/kWh, giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.280 - 1.300 đồng/kWh và giá mua của điện chạy dầu là 5.500 - 6.000 đồng/kWh.

Theo tính toán, giá mua điện từ Trung Quốc đang cao hơn giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước khoảng 400 - 500 đồng/kWh,

Việt Nam bắt đầu mua điện của Trung Quốc từ năm 2004 và thời gian qua mỗi năm đã nhập khoảng 5 tỷ kWh điện (riêng 5 tháng đầu năm 2012 đã mua của Trung Quốc hơn 1,16 tỷ kWh điện - số liệu Bộ Công thương).

Hợp đồng mua điện với Trung Quốc ký 5 năm một lần, giá mua điện được tính từ thời điểm ban đầu và phụ thuộc phía Trung Quốc.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp thủy điện nhỏ và vừa đã phản ánh tình trạng Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) mua điện từ các nhà máy với giá quá thấp, gây tình trạng doanh nghiệp thua lỗ và phá sản. Do vậy, trong phiên họp báo của Bộ Công thương tháng 5/2012, lãnh đạo Bộ cho biết đã đồng ý cho EVN tăng giá mua điện thêm 5% so với năm 2011 đối với hơn 10 nhà máy thủy điện nhỏ công suất dưới 30 MW.Về quy hoạch các nhà máy điện, Bộ trưởng Hoàng cho biết, theo quy hoạch đã duyệt sẽ có1.097 dự án thủy điện được triển khai với công suất 24 nghìn MW. Hiện đã có 195 dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, công suất 12 nghìn MW, đáp ứng 35% sản lượng điện quốc gia, tương đương 41 tỷ kWh. Hiện ngành điện đang tiếp tục triển khai 245 dự án điện, công suất khoảng 7 nghìn MW."Những công trình điện đã và đang triểnkhai chiếm 40% về quy hoạch và 75% công suất toàn ngành", Bộ trưởng phát biểu.

Bên cạnh những mặt tích cực phát sinh từ các dự án điện, cũng nảy sinh những vấnđề tiêu cực như nhà máy thủy điện sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy, việc tái định cư và rừng đầu nguồn. Do vậy, từ nay tới cuối năm Bộ Công thương sẽrà soát để xem tiếp tục quy hoạch hay đưa ra khỏi quy định những công trình, dự án điện làm ảnh hưởng đến đất đai và tài nguyên rừng.Phát biểu bổ sung về về đề quy hoạch điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nói, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo rà soát và loại bỏ 52 quy hoạch nhà máy thủy điện do khi thực hiện lập quy hoạch chi tiết thấy diện tích nhà máy chiếm rừng và đất quá lớn, không có nguồn cân đối trở lại. Thời gian tới, Chính phủ cùng các Bộ sẽ tiếp tục phải rà soát theo quy hoạch.

Nguồn Lược ghi từ Quốc hội


Sự kiện