Thứ Ba | 04/12/2012 08:34
“Myanmar là mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á”
Theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar, việc Myanmar ban hành Luật Đầu tư nước ngoài là bước đột phá.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM), đưa ra so sánh trên trong cuộc trao đổi ngay sau chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Ông nói: "Vào giai đoạn trước năm 2000, hoạt động thương mại đầu tư hai nước chưa phát triển, mang tính tự phát, nhỏ lẻ; kim ngạch thương mại chỉ đạt khoảng 35 triệu USD/năm.
Giai đoạn 2000 - 2010, từ khi Việt Nam - Myanmar ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, thì quan hệ thương mại hai nước bắt đầu phát triển, nhất là sau chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 4/2010.
Tuyên bố chung giữa thủ tướng hai nước đã ghi nhận 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế: nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác.
Tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Myanmar năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến thị trường Myanmar với 17 dự án có tổng trị giá đăng ký đầu tư trên 600 triệu USD. Đến nay, đã có 4 dự án được cấp phép và 1 dự án chuẩn bị cấp phép, với số vốn đăng ký đạt gần 350 triệu USD.
Đến tháng 10/2012, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt hơn 186 triệu USD, nhiều khả năng đến hết năm 2012 dự kiến sẽ đạt từ 200 - 210 triệu USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, suy thoái…, tôi nghĩ đây là một kết quả đáng trân trọng, ghi nhận sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam".
Về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Myanmar mới đây, với tư cách là Chủ tịch AVIM, ông có suy nghĩ gì?
Vừa rồi, trong phát biểu chỉ đạo ngay tại văn phòng đại diện của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thông tin khái quát đánh giá của lãnh đạo hai nước trong chuyến thăm Myanmar lần này: “Lãnh đạo hai nước thống nhất cao về những kết quả bước đầu của việc triển khai 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar. Trong đó có những lĩnh vực tạo được dấu ấn rõ nét như nông nghiệp; hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất vật liệu xây dựng; y tế… Tuy vẫn còn một số vấn đề cần có thời gian để phù hợp với chính sách của Myanmar, nhưng nhìn chung 12 lĩnh vực đó là cơ sở để hai nước tiếp tục triển khai hợp tác sâu rộng.”
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước lần này đã có những thỏa thuận, hợp tác quan trọng được ký kết. Đó là thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar; bản ghi nhớ về trao đổi thông tin giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Trung ương Myanmar; bản ghi nhớ về Hợp tác Dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Bộ Năng lượng Myanmar...
Hiện tại thì vẫn có khá nhiều ý kiến hoài nghi từ các nhà phân tích nước ngoài về thị trường Myanmar, thưa ông...?
Ba năm qua, Myanmar đã trải qua những biến chuyển nhanh, sâu sắc, có tính bước ngoặt về chính trị, kinh tế, xã hội. Sau khi bầu cử và chuyển đổi thành công sang chính quyền dân sự, đất nước này đã bắt tay vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thân thiện và ưu đãi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, mới đây, vào đầu tháng 11/2012, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã ký ban hành Luật Đầu tư nước ngoài mới - một văn bản được trông đợi sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Myanmar sau hàng thập kỷ cô lập.
Bước đột phá mới này sẽ là chìa khóa để thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Và các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Chúng tôi thường ví rằng, Myanmar là mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á. Trước đây Myanmar như một cô gái đẹp trong rừng sâu, bây giờ Myanmar như một cô gái đẹp dưới ánh đèn sân khấu.
Vậy, trong gần 3 năm có mặt tại Myanmar, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar đã có những hoạt động gì?
Myanmar vẫn là một thị trường rất mới, đầy tiềm năng. AVIM đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đại diện của Việt Nam tại nước bạn để nắm bắt, phân tích và cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà đầu tư. Đến nay, AVIM đã thực hiện hàng trăm bản tin định kỳ theo tuần và hơn 50 báo cáo phân tích chuyên đề.
Bên cạnh đó, AVIM tích cực nghiên cứu luật pháp của bạn, nhất là trong giai đoạn 2010 - 2011 khi Myanmar tổng tuyển cử dân sự, chuẩn bị xây dựng các bộ luật mới. Đặc biệt, với bộ luật đầu tư nước ngoài mới vừa ban hành, chúng tôi đã tiếp cận ngay trong quá trình soạn thảo và có thông tin kịp thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ và có kế hoạch đầu tư phù hợp.
Sau nữa, AVIM đã trở thành cầu nối tin cậy, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp Việt Nam sang xúc tiến thương mại, đầu tư tại Myanmar như thu xếp chương trình làm việc với các cơ quan chức năng; tìm hiểu và giới thiệu đối tác có uy tín tại Myanmar; hỗ trợ hậu cần cho các đoàn, góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar; hỗ trợ thủ tục xin cấp phép cho các dự án của nhà đầu tư Việt Nam; tập hợp các đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư gửi đến các cơ quan chức năng của Myanmar nhằm có biện pháp hỗ trợ…
Kết quả cụ thể, đến nay AVIM đã tổ chức và phối hợp tổ chức hơn 100 đoàn doanh nghiệp với hơn 700 lượt doanh nhân sang làm việc, xúc tiến thương mại và đầu tư tại Myanmar. Hiện đã có 11 doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép hoạt động và gần 20 dự án của doanh nghiệp đang trong quá trình nghiên cứu, nộp hồ sơ đầu tư tại Myanmar...
AVIM cũng đã phối hợp cùng Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao Việt Nam,Liên minh Các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư cấp quốc gia tại thủ đô Nay Py Taw; tổ chức các hội nghị gặp gỡ giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar tại Yangoon; tổ chức hội thảo cấp quốc gia về điểm đến và xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch Việt Nam vào Myanmar... Với sự trợ giúp của BIDV, AVIM đã hỗ trợ hơn 100 doanh nhân Myanmar sang tổ chức thành công Hội chợ Xuân tại Hà Nội đầu năm 2011…
Trên cơ sở 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế đã được lãnh đạo hai nước thống nhất, AVIM đã cùng với Đại sứ quán Việt Nam nghiên cứu đề xuất các chương trình hành động với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng. Đặc biệt là giới thiệu cho các doanh nghiệp về những lĩnh vực mà bạn cần và bạn ưu tiên đặc biệt trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự đầu tư phù hợp và thu được kết quả tốt, ví dụ như thiết lập đường bay Hà Nội - Yangoon, TPHCM - Yangoon của Vietnam Airlines; dự án thăm dò khai thác dầu khí của Petro Vietnam, dự án bất động sản của Hoàng Anh Gia Lai,…
Kế hoạch hoạt động của AVIM và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới ở Myanmar là như thế nào, thưa ông?
Để triển khai chỉ đạo của Chủ tịch nước nhân chuyến thăm Myanmar mới đây, AVIM đã cơ bản xác định được những đường hướng lớn cho hoạt động của Hiệp hội từ nay đến năm 2015.
Trước hết, AVIM sẽ chủ trì xây dựng chương trình hành động để triển khai toàn diện việc xúc tiến đầu tư và thương mại, để đến năm 2015 đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt chỉ tiêu 500 triệu USD, vốn đầu tư FDI đạt khoảng 1 tỷ USD….
Thứ hai, tập trung ưu tiên đầu tư các vấn đề trong hợp tác kinh tế mà Myanmar đề nghị và mong muốn. Trong đó, với lĩnh vực nông nghiệp sẽ triển khai toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến nông sản… Trước mắt là hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên gia, giống, phân bón,… Cùng với đó là các vấn đề bạn đề xuất với Chủ tịch nước như cơ khí nông nghiệp, sản xuất máy thu hoạch - chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất và chế biến gỗ,..
Thứ ba, tập trung thực hiện những dự án đã được cấp phép như của Petro Vietnam, Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, Viglacera, Vina Capital, ASV Pharma..., đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Đối với các dự án này, với tư cách ngân hàng tiên phong, BIDV sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kêu gọi các ngân hàng khác đồng tài trợ, cấp vốn triển khai.
Thứ tư, những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, thiết bị điện… sẽ nghiên cứu triển khai sớm theo đề xuất của bạn. Đối với các lĩnh vực đang chờ chính sách mở cửa của bạn trong tương lai gần như viễn thông, ngân hàng… thì phải chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai.
Về biện pháp thực hiện, ở mỗi lĩnh vực đầu tư, AVIM sẽ lựa chọn và giao các nhà đầu tư có năng lực, uy tín, kinh nghiệm đảm nhận nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng triển khai các dự án. Đồng thời, thông qua các hiệp hội ngành nghề ở các tỉnh để vận động các doanh nghiệp đầu tư, chuyển giao công nghệ kỹ thuật sang Myanmar, nhất là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế máy móc nông nghiệp đã được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam…
Ông nói: "Vào giai đoạn trước năm 2000, hoạt động thương mại đầu tư hai nước chưa phát triển, mang tính tự phát, nhỏ lẻ; kim ngạch thương mại chỉ đạt khoảng 35 triệu USD/năm.
Giai đoạn 2000 - 2010, từ khi Việt Nam - Myanmar ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, thì quan hệ thương mại hai nước bắt đầu phát triển, nhất là sau chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 4/2010.
Tuyên bố chung giữa thủ tướng hai nước đã ghi nhận 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế: nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác.
Tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Myanmar năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến thị trường Myanmar với 17 dự án có tổng trị giá đăng ký đầu tư trên 600 triệu USD. Đến nay, đã có 4 dự án được cấp phép và 1 dự án chuẩn bị cấp phép, với số vốn đăng ký đạt gần 350 triệu USD.
Đến tháng 10/2012, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt hơn 186 triệu USD, nhiều khả năng đến hết năm 2012 dự kiến sẽ đạt từ 200 - 210 triệu USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, suy thoái…, tôi nghĩ đây là một kết quả đáng trân trọng, ghi nhận sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam".
Về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Myanmar mới đây, với tư cách là Chủ tịch AVIM, ông có suy nghĩ gì?
Vừa rồi, trong phát biểu chỉ đạo ngay tại văn phòng đại diện của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thông tin khái quát đánh giá của lãnh đạo hai nước trong chuyến thăm Myanmar lần này: “Lãnh đạo hai nước thống nhất cao về những kết quả bước đầu của việc triển khai 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar. Trong đó có những lĩnh vực tạo được dấu ấn rõ nét như nông nghiệp; hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất vật liệu xây dựng; y tế… Tuy vẫn còn một số vấn đề cần có thời gian để phù hợp với chính sách của Myanmar, nhưng nhìn chung 12 lĩnh vực đó là cơ sở để hai nước tiếp tục triển khai hợp tác sâu rộng.”
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước lần này đã có những thỏa thuận, hợp tác quan trọng được ký kết. Đó là thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar; bản ghi nhớ về trao đổi thông tin giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Trung ương Myanmar; bản ghi nhớ về Hợp tác Dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Bộ Năng lượng Myanmar...
Hiện tại thì vẫn có khá nhiều ý kiến hoài nghi từ các nhà phân tích nước ngoài về thị trường Myanmar, thưa ông...?
Ba năm qua, Myanmar đã trải qua những biến chuyển nhanh, sâu sắc, có tính bước ngoặt về chính trị, kinh tế, xã hội. Sau khi bầu cử và chuyển đổi thành công sang chính quyền dân sự, đất nước này đã bắt tay vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thân thiện và ưu đãi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, mới đây, vào đầu tháng 11/2012, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã ký ban hành Luật Đầu tư nước ngoài mới - một văn bản được trông đợi sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Myanmar sau hàng thập kỷ cô lập.
Bước đột phá mới này sẽ là chìa khóa để thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Và các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Chúng tôi thường ví rằng, Myanmar là mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á. Trước đây Myanmar như một cô gái đẹp trong rừng sâu, bây giờ Myanmar như một cô gái đẹp dưới ánh đèn sân khấu.
Vậy, trong gần 3 năm có mặt tại Myanmar, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar đã có những hoạt động gì?
Myanmar vẫn là một thị trường rất mới, đầy tiềm năng. AVIM đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đại diện của Việt Nam tại nước bạn để nắm bắt, phân tích và cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà đầu tư. Đến nay, AVIM đã thực hiện hàng trăm bản tin định kỳ theo tuần và hơn 50 báo cáo phân tích chuyên đề.
Bên cạnh đó, AVIM tích cực nghiên cứu luật pháp của bạn, nhất là trong giai đoạn 2010 - 2011 khi Myanmar tổng tuyển cử dân sự, chuẩn bị xây dựng các bộ luật mới. Đặc biệt, với bộ luật đầu tư nước ngoài mới vừa ban hành, chúng tôi đã tiếp cận ngay trong quá trình soạn thảo và có thông tin kịp thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ và có kế hoạch đầu tư phù hợp.
Sau nữa, AVIM đã trở thành cầu nối tin cậy, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp Việt Nam sang xúc tiến thương mại, đầu tư tại Myanmar như thu xếp chương trình làm việc với các cơ quan chức năng; tìm hiểu và giới thiệu đối tác có uy tín tại Myanmar; hỗ trợ hậu cần cho các đoàn, góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar; hỗ trợ thủ tục xin cấp phép cho các dự án của nhà đầu tư Việt Nam; tập hợp các đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư gửi đến các cơ quan chức năng của Myanmar nhằm có biện pháp hỗ trợ…
Kết quả cụ thể, đến nay AVIM đã tổ chức và phối hợp tổ chức hơn 100 đoàn doanh nghiệp với hơn 700 lượt doanh nhân sang làm việc, xúc tiến thương mại và đầu tư tại Myanmar. Hiện đã có 11 doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép hoạt động và gần 20 dự án của doanh nghiệp đang trong quá trình nghiên cứu, nộp hồ sơ đầu tư tại Myanmar...
AVIM cũng đã phối hợp cùng Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao Việt Nam,Liên minh Các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư cấp quốc gia tại thủ đô Nay Py Taw; tổ chức các hội nghị gặp gỡ giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar tại Yangoon; tổ chức hội thảo cấp quốc gia về điểm đến và xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch Việt Nam vào Myanmar... Với sự trợ giúp của BIDV, AVIM đã hỗ trợ hơn 100 doanh nhân Myanmar sang tổ chức thành công Hội chợ Xuân tại Hà Nội đầu năm 2011…
Trên cơ sở 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác kinh tế đã được lãnh đạo hai nước thống nhất, AVIM đã cùng với Đại sứ quán Việt Nam nghiên cứu đề xuất các chương trình hành động với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng. Đặc biệt là giới thiệu cho các doanh nghiệp về những lĩnh vực mà bạn cần và bạn ưu tiên đặc biệt trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự đầu tư phù hợp và thu được kết quả tốt, ví dụ như thiết lập đường bay Hà Nội - Yangoon, TPHCM - Yangoon của Vietnam Airlines; dự án thăm dò khai thác dầu khí của Petro Vietnam, dự án bất động sản của Hoàng Anh Gia Lai,…
Kế hoạch hoạt động của AVIM và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới ở Myanmar là như thế nào, thưa ông?
Để triển khai chỉ đạo của Chủ tịch nước nhân chuyến thăm Myanmar mới đây, AVIM đã cơ bản xác định được những đường hướng lớn cho hoạt động của Hiệp hội từ nay đến năm 2015.
Trước hết, AVIM sẽ chủ trì xây dựng chương trình hành động để triển khai toàn diện việc xúc tiến đầu tư và thương mại, để đến năm 2015 đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt chỉ tiêu 500 triệu USD, vốn đầu tư FDI đạt khoảng 1 tỷ USD….
Thứ hai, tập trung ưu tiên đầu tư các vấn đề trong hợp tác kinh tế mà Myanmar đề nghị và mong muốn. Trong đó, với lĩnh vực nông nghiệp sẽ triển khai toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến nông sản… Trước mắt là hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên gia, giống, phân bón,… Cùng với đó là các vấn đề bạn đề xuất với Chủ tịch nước như cơ khí nông nghiệp, sản xuất máy thu hoạch - chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất và chế biến gỗ,..
Thứ ba, tập trung thực hiện những dự án đã được cấp phép như của Petro Vietnam, Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, Viglacera, Vina Capital, ASV Pharma..., đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Đối với các dự án này, với tư cách ngân hàng tiên phong, BIDV sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kêu gọi các ngân hàng khác đồng tài trợ, cấp vốn triển khai.
Thứ tư, những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, thiết bị điện… sẽ nghiên cứu triển khai sớm theo đề xuất của bạn. Đối với các lĩnh vực đang chờ chính sách mở cửa của bạn trong tương lai gần như viễn thông, ngân hàng… thì phải chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai.
Về biện pháp thực hiện, ở mỗi lĩnh vực đầu tư, AVIM sẽ lựa chọn và giao các nhà đầu tư có năng lực, uy tín, kinh nghiệm đảm nhận nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng triển khai các dự án. Đồng thời, thông qua các hiệp hội ngành nghề ở các tỉnh để vận động các doanh nghiệp đầu tư, chuyển giao công nghệ kỹ thuật sang Myanmar, nhất là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế máy móc nông nghiệp đã được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam…
Nguồn Vneconomy