Mỹ thụ lý đơn kiện mặt hàng tôm của Việt Nam
Các doanh nghiệp Mỹ như Carson&Co. Inc, Tidelands Seafood Co. Inc và Gulf Fish Inc đứng rakhởi kiện với lập luận rằng mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh được chính phủ trợ cấp nhập khẩu vào Mỹtừ bảy nước là Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia vàEcuador đã "gâythiệt hại nghiêm trọng" tới ngành tôm của Mỹ.
Theo các công ty này, do không cạnh tranh được vềgiá, chỉ trong giai đoạn ngắn từ tháng 9/2011 đến 9/2012, sản lượng tôm ở Mỹ giảm 0,1%, năng lựcsản xuất giảm 3,8%, đánh bắt tôm giảm 9,5%, số lượng công nhân giảm 2,2%, tổng lợi nhuận giảm 8,6%,và thu nhập sản xuất giảm 247,8%.
Các doanh nghiệp Mỹ cáo buộc 7 nước nói trên đã nhận được sự trợ giá của chính phủ với tổng cộnglà 4,2 tỷ USD trong năm 2011.
Cụ thể, Thái Lan là nước có mức trợ giá cho mặt hàng tôm xuất khẩuvào Mỹ nhiều nhất, lên đến 1,6 tỷ USD. Tiếp theo, lần lượt là các nước với mức trợ giá tương ứngInđônêxia (667 triệu USD), Ecuador (524 triệu USD), Ấn Độ (512 triệu USD), Việt Nam (493 triệuUSD), Malaysia (206 triệu USD) và Trung Quốc là 154 triệu USD.
Đại diện 7 nước cho rằng cáo buộc nhận trợ cấp của chính phủ để giảm giá xuất khẩu tôm vào Mỹ làthiếu căn cứ. Ngành tôm của bảy nước, trong đó có Việt Nam, đơn thuần có lợi thế từ điều kiện tựnhiên, có quy trình nuôi trồng và chế biến được chuẩn hóa, và đặc biệt là nguồn lực nhân công giárẻ.
Việc kiện chống bán phá giá này trên thực tế chỉ là nhằm tìm kiếm sự bảo hộ cho ngành tôm củaMỹ, và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.
Trước đó, ngày 15/1, đại diện cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Washington đã có buổi tiếp xúcvới Bộ Thương mại Mỹ, để phản đối cáo buộc tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đượctrợ giá.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ căn cứ trên kết luận sơ bộ của USITC về vụ kiệndự kiến được đưa ra trước ngày 11/2, để tiếp tục điều tra và một quyết định sơ bộ có thể được đưara trong tháng 3 tới và dự kiến sẽ công bố kết luận cuối cùng trong tháng 7.
Nguồn Tin tức