Một trung úy hy sinh tại Trường Sa
Cục Chính sách, Bộ Tư lệnh Hải quân cho biết, khi nhận nhiệm vụ tuần tra bảo vệ đảo, trung úy Phan Văn Hạnh đã hy sinh ngày 18/1.Thi thể của anh sau đó được đưa vềcảng Nhơn Trạch, Đồng Nai.Trung úy Hạnh ra quần đảo Trường Sa công tác từ tháng 7/2013.
Lãnh đạo Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân cử người vào cảng đón thi thể trung úy Hạnh, làm các thủ tục nhập quan tại bệnh viện 175 (Bộ Quốc phòng), sau đó đưa anh về quê an táng.
Trung úy Phan Văn Hạnhsinh năm 1981 ở Nghệ An. Anh là bộ đội Hải quân thuộc Lữ đoàn 146 (Lữ đoàn Trường Sa). Anh nhận nhiệm vụ tại đảo Tốc Tan được hơn 5 tháng.
Tốc Tan là một trong những đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa.Khi thủy triều xuống một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động, cụm bãi đá này có thể được phát hiện từ xa nhờ sóng biển đập vào bờ san hô tung bọt trắng xóa.
Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20km, rộng khoảng 7km, diện tích trung bình 75km2. Thềm san hô phía Bắc rộng hơn phía Nam và tạo thành vành đai liền, còn thềm san hô phía Nam thường bị đứt quãng bởi các luồng vào hẹp và nông.
Độ sâu trung bình trong hồ của cụm bãi đá này tương đối lớn, giới hạn trong khoảng 15 - 25m. Trong hồ có nhiều đá mồ côi lập lờ dưới mặt nước có 3 phao buộc tàu, đường kính 2m, các phao được cố định với đáy bằng rùa bê tông, mỗi rùa nặng khoảng 3 tấn.
Công binh Hải quân Việt Nam đã xây dựng trên thềm san hô của cụm bãi đá phía Tây 3 nhà lâu bền: Một nhà ở thềm san hô phía Tây Bắc (nhà B); một nhà ở thềm san hô phía Bắc (nhà C) và một nhà ở thềm san hô phía Đông Nam (nhà A).
Nguồn Vnexpress.net