Soha
Một số thách thức hiện tại của kinh tế Việt Nam
"Nhưng điều quan trọng là, trong khi xuất hiện nhiều dấu hiệu phục hồi, mức tăng trưởng năng suất của Việt Nam vẫn diễn ra chậm, đây sẽ là nhân tố cản trở đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam, khi nguồn cung nguồn lao động và đầu tư chậm lại", Sebastian Eckardt, kinh tế gia trưởng của WB phụ trách Việt Nam, nhận định.
Đặc biệt, khu vực trong nước đang tụt hậu nhiều khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ và sự kết nối giữa các doanh nghiệp nội địa và FDI là tương đối yếu.
Nhà kinh tế Ngân hàng Thế giới cho biết: "Rủi ro tài khóa vẫn hiển hiện, đặc biệt là vấn đề thâm hụt tài khóa. Quá trình giảm thâm hụt tài khoán vẫn diễn ra chưa nhanh và hiệu quả. Điều này có thể làm giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cần thiết cho tăng trưởng trong tương lai”.
Mặc dù có bước tiến lớn, đặc biệt là việc thông qua nghị quyết xử lý nợ xấu và chỉnh sửa luật tổ chức tín dụng, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn "còn có một số điểm yếu còn tồn tại trong ngành ngân hàng ví dụ như nợ xấu vẫn còn rất cao và một số ngân hàng có vốn đệm nhỏ", ông nói thêm.
Trên khía cạnh tài khóa, ông cho biết Việt Nam vẫn cần có những cải cách sâu rộng hơn về thu chi ngân sách, bao gồm mở rộng cơ sở thuế và tăng cường quản lý thuế…
Eckardt đề xuất: “Các bước để củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô cần được kết hợp với những cải cách về tăng năng suất và tăng trưởng tiềm năng, bao gồm các bước để cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường pháp lý, và tăng cường các yếu tố thị trường, bao gồm đất đai và vốn".
Nói chung, triển vọng của Việt Nam là rất lạc quan, đặc biệt nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi và tiến trình cải cách trong nước được duy trì. Ông nói: "Chúng tôi dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 6,5% vào năm 2018 nhờ sự ổn định về kinh tế vĩ mô”.
Nguồn: Vietnamplus |
Môi trường thuận lợi này tạo cơ hội thúc đẩy và tăng cường các chính sách đầy tham vọng, điều sẽ củng cố tính bền vững của kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai.
Nhà kinh tế nhận định: “Điều kiện vĩ mô của Việt Nam còn có thể được cường hơn nữa bằng cách cải thiện tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm thâm hụt tài khóa và thực thi chính sách tiền tệ thích ứng và điều hành vĩ mô thận trọng, bao gồm tăng trưởng tín dụng vừa phải và tăng vốn đệm trong lĩnh vực ngân hàng.”
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,81% vào năm 2017, vượt qua mục tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2018 là 6,5-6,7%.
Theo các nhà kinh tế, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017 được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa tăng lên, ngành sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ, và ngành nông nghiệp đang dần hồi phục.
Eckardt cho biết: "Lạm phát thấp và tiền lương thực tế tăng lên khiến nhu cầu nội địa và tiêu dùng tư nhân tăng lên, trong khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ hơn giúp ích cho ngành sản xuất và nông nghiệp theo định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn trải qua một năm ấn tượng, với mức tăng trưởng 21,1% vào năm 2017, làm cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Nhà kinh tế nhận xét sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là nhờ Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, cán cân thương mại thặng dư và tình hình tài khóa ổn định.
Số lượng việc mà nền kinh tế tạo ra tiếp tục tăng lên khi có 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và 700.000 việc làm mới trong lĩnh vực xây dựng, bán lẻ và khách sạn, khiến tổng năng suất lao động tâng lên.
Nhu cầu nhân lực tăng lên cũng giúp tăng tiền lương cho người lao động, khi mức tăng lương trung bình trong năm 2017 là 8%.