Một nửa số doanh nghiệp vận tải biển niêm yết báo lỗ trong quý II/2012
Kết quả kinh doanh quý II/2012
Doanh thu
Ngoại trừ VFR, các công ty còn lại doanh thu đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của VNA giảm 11%, doanh thu của VOS giảm 19%. Tổng doanh thu quý II/2012 đạt 1.650 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu giảm, lợi nhuận sau thuế của các công ty này cũng giảm. 5 công ty vận tải biển báo lỗ trong quý II/2012. Trong đó, VOS có doanh thu lớn nhất và cũng lỗ nhiều nhất. Quý II/2012, VOS lỗ 43,2 tỷ đồng; lỗ lũy kế tính tới 30/6 của VOS là gần 84 tỷ đồng.
Ngoại trừ, MAC, 10 công ty vận tải biển còn lại đều có tỷ lệ nợ/tổng tài sản vượt quá 50%, và 2 công ty là VSG và DDM có tỷ lệ nợ/tổng tài sản lớn hơn 95%. Tỷ lệ nợ của nhóm này là 71%.
Đơn vị: tỷ đồng
Không những thế, 9 công ty có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Điều này, đồng nghĩa với tỷ số thanh toán ngắn hạn của các công ty này dưới 1, khả năng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ tới hạn là rất cao. Tỷ trọng nợ trong cơ cấu tài sản cao dẫn tới áp lực lãi vay lớn. Trong đó, chi phí lãi vay của VOS, DDM, VFR thậm chí bằng và vượt lợi nhuận gộp. VSG có lợi nhuận gộp âm trong quý II/2012.
Lợi nhuận giảm, áp lực lãi vay lớn, một số công ty vận tải biển đã phải bán bớt tàu để trang trải nợ nần. Ví dụ, VST dự kiến bán bớt hai tàu VTC Light và Viễn Đông . VNA cũng có kế hoạch bán từ 3-4 tàu cũ để tăng vốn lưu động và trang trải nợ nần. VFR dự kiến bán 3 tàu Vietfracht 01, VF Glory và Vietfracht 02.
Nguồn Khampha