The Independent
Moody's: Tăng trưởng tín dụng nhanh tạo ra rủi ro cho ngành ngân hàng Việt Nam
Moody's nâng hạng 8 ngân hàng Việt Nam
Moody’s: Việt Nam nằm trong nhóm chịu nhiều rủi ro nhất từ robot
Moody's Investors Service (dịch vụ nhà đầu tư của Moody's) đã nâng triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 12-18 tháng tới từ mức ổn định lên tích cực, phản ánh triển vọng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam và triển vọng tích cực của các ngân hàng top đầu.
Eugene Tarzimanov, Phó Chủ tịch Moody's, cho biết: "Sự thay đổi trong triển vọng - thể hiện sự kỳ vọng của chúng tôi về khả năng trả nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 12-18 tháng tới, phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, tăng trưởng tốt trong xuất khẩu và đầu tư của khu vực công. Chúng tôi dự báo GDP thực của Việt Nam sẽ tăng 6,1% trong năm 2017 và 6,0% vào năm 2018, nhanh hơn mức trung bình 5,9% trong 5 năm trước".
Ông Tarzimanov cho biết: "Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam đã cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng, nhưng tăng trưởng tín dụng nhanh, được hỗ trợ bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng, có thể làm tăng rủi ro cho các tài sản.”
Kết luận của Moody được đưa ra trong báo cáo "Triển vọng Hệ thống ngân hàng - Việt Nam, triển vọng tích cực phản ánh triển vọng kinh tế mạnh mẽ".
Môi trường hoạt động của các ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dựa trên việc cơ sở hạ tầng cải thiện, nhân khẩu học thuận lợi và chính phủ tiếp tục tập trung cải cách nhằm hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo triển vọng này, chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ vẫn ổn định khi tỷ lệ nợ có vấn đề ở mức 7,1% vào cuối năm 2016, giảm xuống so với 7,5% vào năm 2015. Moody's dự đoán tỷ lệ này sẽ giảm xuống 5,8% vào năm 2018. Moody’s mạnh dạn dự báo như vậy là vì tổ chức này cho rằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ vượt trội so với nợ xấu phát sinh và do sự phục hồi nhẹ trong lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tiếp tục làm giảm vốn đệm, khả năng tái cấp vốn sẽ suy yếu, khi các ngân hàng sẽ gặp khó khăn để bù đắp vốn cho tăng trưởng tín dụng nhanh. Chi phí dự phòng cao sẽ làm suy yếu khả năng tạo vốn nội bộ của các ngân hàng, trong khi các phương án huy động nguồn vốn bên ngoài lại hạn chế.
Ngoài ra, tăng trưởng tiền gửi bằng VNĐ, nguồn huy động chính cho các ngân hàng Việt Nam, sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng nó sẽ không tăng nhanh bằng tăng trưởng tín dụng, khiến thanh khoản của hệ thống thắt chặt chút ít.
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng sẽ vẫn ổn định với thu nhập trước dự phòng của ngân hàng vẫn tăng đều trong 12-18 tháng tới, nhờ tăng trưởng cho vay. Tuy nhiên, điều này sẽ làm chi phí tín dụng tăng lên. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cũng sẽ giảm do cạnh tranh và áp lực của chính phủ đối với việc giảm lãi suất cho vay ngân hàng.
Đồng thời, bất kì cải thiện nào trong xếp hạng tín dụng của Việt Nam, vốn cũng đang có triển vọng tích cực, cũng có thể giúp cải thiện xếp hạng tín dụng của chính các ngân hàng.
Moody’s xếp hạng 15 ngân hàng tại Việt Nam, chiếm 58% tổng tài sản hệ thống ngân hàng tính đến ngày 30.6.2017. Ba trong số 15 ngân hàng là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nguồn Econotimes