Để các sáng kiến phát triển bền vững thật sự tồn tại lâu dài, đó là “bài toán” khó cho tất cả doanh nghiệp.
Mô hình doanh nghiệp xã hội: Sáng kiến CSR bền vững đang được đẩy mạnh
“Đứng về phía người được giúp đỡ, làm sao trao cho họ kỹ năng và động lực để có thể tự lập, từng bước giải quyết vấn đề của chính mình kể cả khi chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp kết thúc. Tôi nghĩ, làm được vậy thì mới là phát kiến phát triển bền vững”, chia sẻ của Chị Phạm Kiều Oanh, Sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) đặt ra một câu hỏi: “lời giải” nào để một sáng kiến CSR thật sự vững bền?
Bền vững – yếu tố còn thiếu trong hoạt động cộng đồng tại Việt Nam
Theo số liệu từ cuộc điều tra năm 2014 do Nielsen tiến hành, có đến 73% người ở Việt Nam khi được hỏi, chấp nhận trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm của các công ty có uy tín về CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố thị trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp làm tốt hơn trách nhiệm xã hội của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã có rất nhiều dự án CSR ra đời tại Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp duy trì hoạt động CSR bền vững, lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Xã hội cần sự chung sức của doanh nghiệp để cải thiện các vấn đề còn bất cập, tồn đọng hiện nay như ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng giới, thiếu nước sạch, nghèo đối... Đây là cam kết của nhiều doanh nghiệp trước lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc trong chương trình nghị sự thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Nhưng, vấn đề mà chính phủ cũng như nhiều tổ chức quan ngại là liệu các chương trình CSR này có thể duy trì trong bao lâu, vì ngân sách hoạt động có thể cạn kiệt bất cứ lúc nào nếu cứ chi ra mà không thu vào. Làm sao để người yếu thế có thể làm chủ cuộc đời mình, chứ không phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài? Chị Phạm Kiều Oanh, Sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) cho biết: “Thách thức của các hoạt động xã hội ở Việt Nam có thể được giải quyết nếu áp dụng được tinh thần và kỹ năng của doanh nhân để giải quyết các vấn đề xã hội hay bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp truyền thống thì đặt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên ngày càng có nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu xã hội và môi trường bên cạnh chứ không đối lập với mục tiêu lợi nhuận. Đứng về phía người được giúp đỡ, làm sao trao cho họ kỹ năng và động lực để có thể tự lập, từng bước giải quyết vấn đề của chính mình kể cả khi chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp kết thúc. Tôi nghĩ, làm được vậy thì mới là phát kiến phát triển bền vững”.
Điều mà chị Phạm Kiều Oanh đề cập đến chính là nấc thang cao nhất trong tháp CSR của một doanh nghiệp - ở đó, doanh nghiệp không chỉ kinh doanh một cách có đạo đức, tuân thủ luật pháp và còn trao đi tài sản là con người và tiền bạc của mình để tạo nên một cộng đồng tốt đẹp hợp. Nói cách khác, hoạt động CSR không phải chỉ trao tiền cho đối tượng cần giúp đỡ, mà cùng huy động trí tuệ và sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp để đồng hành để mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội. Đó là cơ sở để doanh nghiệp có những sáng kiến phát triển bền vững.
Để các sáng kiến phát triển bền vững thật sự tồn tại lâu dài, đó là “bài toán” khó cho tất cả doanh nghiệp
Mô hình doanh nghiệp xã hội tạo ra giá trị bền vững
Để giải quyết bài toán về tính bền vững của các hoạt động CSR, nhiều doanh nghiệp đã chọn triển khai mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH). Sau hơn 11 năm xuất hiện tại Việt Nam, các dự án, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này đã có những bước phát triển nhất định và tạo ra được nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Cần làm rõ, “DNXH là một doanh nghiệp, không phải tổ chức từ thiện” - thông điệp từ Hội đồng Anh phát đi trong Hội thảo Phát triển kinh doanh bền vững ở châu Á. DNXH là những doanh nghiệp, có khâu tổ chức và quản lý tương tự như các doanh nghiệp khác, với sứ mệnh phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bảo vệ người lao động… Ở Việt Nam, hiện có trên 300 DNXH đăng ký theo luật Doanh nghiệp, ngoài ra có hơn 22,000 đơn vị kinh doanh tạo tác động xã hội được ghi nhận. Một số DNXH như Imagtor, KOTO, Tohe, SapaOChau, Hành Trình của các Giác Quan… đã nhận được nhiều giải thưởng DNXH quốc tế. Năm 2019, chương trình Én Xanh do CSIP cùng UNDP, VCCI và VUSTA đồng tổ chức đã ghị nhận 161 đơn vị có sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng như: công ty Forest Link, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội CIM, công ty 19/5, TNHH Liên kết Sinh Thái Việt Nam và nhiều đơn vị khác. Nổi bật trong các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng năm nay là EKOCENTER - sáng kiến phát triển bền vững toàn cầu của Coca-Cola. Với sự hợp tác cùng các đồi tác lớn như Intel, Microsoft, và các cơ quan hữu quan khác như Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Nữ Doanh Nhân Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, 12 trung tâm EKOCENTER trên khắp cả nước đang vận hành theo mô hình doanh nghiệp xã hội, đã và đang tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng địa phương dựa trên việc cung cấp 4 ích lợi chính: xây dựng hệ thống xử lý và cung cấp nước uống sạch cho người dân, trao quyền cho phụ nữ trong kinh doanh, giáo dục cho phụ nữ và thanh niên những kỹ năng kinh doanh và khởi nghiệp, tích hợp với các sáng kiến xử lý rác thải và năng lượng mới nhằm bảo vệ môi trường.
EKOCENTER đã góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương bằng chính sức lao động của mình |
Ông Võ Mạnh Chung - Giám đốc Công ty 19/05, đơn vị điều hành EKOCENTER Nghệ An – EKOCENTER thứ 12 vừa được khánh thành - chia sẻ ông rất hãnh diện và vui mừng khi bản thân mô hình DNXH này đang có những bước tiến vượt bậc và tạo ra giá trị tích cực, ổn định cho người dân. “Ở đây, vốn nguồn nước sạch chưa được cung cấp đầy đủ và đồng đều cho người dân, nhưng giờ các hộ gia đình đã có nước sạch để dùng bên cạnh các hoạt động khác để phát triển mô hình DNXH, đồng thời phát triển kinh tế địa phương vững chắc.”
Chưa dừng lại ở đó, các EKOCENTER đang tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền kinh tế của phụ nữ bằng cách tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng để giúp chị em tự tạo sinh kế, tăng thu nhập, hỗ trợ gia đình và bản thân. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam chia sẻ: “Khi phụ nữ phát triển thì xã hội sẽ phát triển, tôi tin điều đó và rất cảm ơn vì EKOCENTER không tạo ra để hỗ trợ vật chất một cách trực tiếp mà là bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng cho chị em theo phương châm “Trao cần câu cho chị em tự kiếm cá hàng ngày” - đó chính là giá trị bền vững”.
Không chỉ trao quyền để địa phương chủ động phát triển kinh tế, các EKOCENTER còn chú trọng đến những nét đặc trưng của vùng miền, chẳng hạn như làng nghề truyền thống, văn hóa địa phương để phát triển bền vững toàn diện. Tọa lạc tại làng cầu ngói Thanh Toàn (Huế), EKOCENTER do bà Đặng Thị Dương điều này hiện đang kinh doanh nhu yếu phẩm của Trung tâm sẽ cung cấp các sản phẩm cần thiết cho người dân và khách du lịch như nước uống, cà phê, đặc sản của Huế… Đặc biệt, EKOCENTER tại đây sẽ trích một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở đây tái đầu tư và phát triển các chương trình xã hội. “Đơn cử như lợi nhuận sẽ được trích để đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch, barista, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ, làm bánh… để giúp người dân phát triển thêm những dịch vụ, sản phẩm mới. Tạo ra công ăn việc làm cho người dân cũng góp phần phát triển du lịch của Thanh Toàn, phát triển làng nghề này một cách bền vững”, bà Dương cho biết thêm.
Hoạt động làm nón Bài Thơ - một nghề thủ công nổi tiếng tại khu du lịch cầu ngói Thanh Toàn. |
Tính đến nay, Coca-Cola đã đưa 12 trung tâm EKOCENTER đi vào hoạt động trên toàn quốc, đóng góp 36 tỉ GDP và tạo ra 576 cơ hội việc làm cho người dân cả nước. Với những con số ấn tượng và tác động tích cực mang tính lan tỏa cộng đồng, dự án EKOCENTER đã được vinh danh là một Én Xanh tiêu biểu năm 2019 vừa qua, góp phần tạo thêm động lực để Coca-Cola lan tỏa hơn nữa dự án ý nghĩa này.
Giải thưởng Én Xanh 2019 cho sáng kiến EKOCENTER đã góp phần tạo thêm động lực để Coca-Cola lan tỏa hơn nữa dự án ý nghĩa này. |