Thứ Ba | 28/10/2014 16:35

Màn kịch giá dầu đầy may rủi của Arab Saudi

Mỹ đang trên đường trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và Washington hay Wall Street không ngại gán cho xứ cờ hoa cái tên “Ảrập Saudi mới”
Nhưng Arab Saudi thực sự không dễ gì từ bỏ vai trò nước sản xuất dầu có ảnh hưởng lớn nhất đến giá dầu toàn cầu. Với trữ lượng 266 tỷ thùng, khả năng bơm 12,5 triệu thùng/ngày, và quan trọng nhất, chi phí khai thác thấp đang giúp Arab Saudi cạnh tranh được với Mỹ, đối thủ với các giếng dầu đá phiến sét có mức độ khai thác phức tạp hơn rất nhiều.

Sẽ có cuộc chiến giá dầu?

“Arab Saudi là nước duy nhất có khả năng bơm thêm dầu vào thị trường cũng như giảm sản lượng khi họ muốn”, Edward Chow, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington cho biết.

Bên cạnh đó, Arab Saudi cũng là thành viên OPEC quyền lực nhất, khối các nước xuất khẩu dầu 12 thành viên này đang vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng từ Nga, Mỹ và Canada.

Trong tháng 9, bất chấp tình trạng dư cung toàn cầu, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và sản lượng dầu Mỹ tăng mạnh, nhưng Araba Saudi vẫn tăng 0,5% sản lượng lên 9,6 triệu thùng/ngày, đưa sản lượng dầu của OPEC lên 31 triệu thùng/ngày, cao nhất 11 tháng qua.

Chưa hết, ngày 1/10, Arab Saudi đã hạ giá bán bằng cách tăng chiết khấu cho các khách hàng châu Á.

Arab Saudi có thể giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng thay vào đó, Vương quốc này lại gửi thông điệp mạnh mẽ rằng nhất định sẽ giữ thị phần, đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc, trước sự cạnh tranh của Nga, các nước châu Mỹ Latin và châu Phi.

Những tin tức trên ngay lập tức khiến dầu rơi vào thị trường giá xuống: Giá dầu Brent giảm từ 115,71 USD/thùng hôm 19/6 xuống 82,6 USD/thùng hôm 16/10, thấp nhất 4 năm khi giới đầu tư nhận ra rằng các nước sản xuất dầu chủ chốt sẽ không giảm sản lượng.

Eugen Weinberg, phụ trách nghiên cứu hàng hóa tại Commerzbank hôm 2/10 cho biết, OPEC dường như chuẩn bị khởi xướng một cuộc chiến giá dầu.

Bí ẩn điểm hòa vốn dầu Mỹ

Dầu xuất khẩu đóng góp 85% nguồn thu của chính phủ Arab Saudi, và IMF ước tính Vương quốc này cần mức giá trung bình ít nhất 83,6 USD/thùng để cân bằng ngân sách quốc gia. Mức giá trung bình năm nay là 106 USD/thùng, vẫn cao hơn điểm hòa vốn của Arab Saudi.

Theo một nhà ngoại giao tại Riyadh, trong khi Arab Saudi vẫn không phải lo lắng gì với giá dầu 100 USD/thùng, mức giá hiện tại chưa có vấn đề gì nhờ nguồn lực tài chính mạnh mẽ.

Cũng theo nhà ngoại giao này, lý do để Arab Saudi giảm giá là khi nước này nhận ra rằng giá dầu rẻ hơn có thể giúp khách hàng của họ tăng trưởng nhanh hơn.

Theo ước tính của Goldman Sachs, giá dầu cứ giảm 10%, tiêu dùng toàn cầu sẽ tăng 0,15%, tương đương tiêu thụ thêm 500.000 thùng/ngày. Giá dầu giảm 20% so với mức trung bình 3 năm qua đã giúp kinh tế toàn cầu tiết kiệm được 1,1 nghìn tỷ USD/năm, theo Citigroup.

Bruce Jones tại Brookings Institution ở Washington, cho biết, Arab Saudi hiện có quỹ dự phòng 735 tỷ USD, do vậy, có thể kháng cự được tình trạng giá dầu giảm kéo dài. Cuộc chiến giá dầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước thành viên OPEC. Iran, hiện đang chịu đòn trừng phạt của phương Tây, cần điểm hòa vốn là 153,4 USD/thùng, theo IMF. Trong khi Nga cần mức giá 100 USD/thùng để đạt đến điểm hòa vốn. Ngân sách Nga sẽ mất 2 tỷ USD cho mỗi USD giá dầu giảm dưới mức trên, theo Maxim Oreshkin, phụ trách kế hoạch chiến lược tại Bộ Tài chính Nga.

Câu hỏi còn bỏ ngỏ là liệu giá dầu thấp hơn có ảnh hưởng đến sự bùng nổ dầu đá phiến sét của Mỹ hay không. Theo IEA, chi phí sản xuất dầu từ đá phiến sét dao động 50-100 USD/thùng, trong khi chi phí bơm dầu tại Trung Đông và Bắc Phi là 10-25 USD/thùng.

không lời đáp lúc này là việc duy trì giá dầu rẻ có làm tổn thương quả bom dầu từ đá phiến của Mỹ hay không. Chi phí quá trình chiết xuất dầu từ đá phiến dưới lòng biển sâu sử dụng công nghệ bẻ gãy bằng thủy lực và khoan ngang từ 50-100 USD/thùng, so với chi phí bơm của Trung Đông và Bắc Phi là 10-25 USD/thùng.

Hiện giới phân tích vẫn đang thảo luận và chưa rõ điểm hòa vốn của dầu đá phiến sét tại Mỹ. Trong khi đó, theo IEA, chỉ 4% sản lượng dầu đá phiến sét của Mỹ cần mức giá trên 80 USD/thùng, trong khi giới phân tích cho là khoảng 1/3. Dầu từ đá phiến sét chiếm 55% tổng sản lượng dầu của Mỹ.

Giếng đá phiến sét cạn nhanh hơn giếng dầu thông thường, do vậy, các công ty khoan dầu Mỹ phải tìm đủ trữ lượng đá phiến sét để thay thế 1,8 triệu thùng/ngày.

Chính sách khởi động cuộc chiến giá dầu của Arab Saudi đã gây tổn thương đến các thành viên OPEC yếu thế hơn. Venezuela đã kêu gọi phiên họp OPEC khẩn cấp để bàn cách đẩy giá dầu lên. Nhưng đề xuất của Venezuela bị Arab Saudi và đồng minh Kuwait phớt lờ và cho biết, chưa có ý định thay đổi điều gì trước phiên họp OPEC ngày 27/11 tới đây.

Nguồn Theo DVO/Business Week


Sự kiện