Mỏ vonfram Núi Pháo

 
Vân Nguyễn Thứ Tư | 04/07/2018 09:45

Màn hình OLED thúc đẩy nhu cầu vonfram toàn cầu

Nhu cầu sử dụng màn hình OLED cho các dòng điện thoại trung và cao cấp đang tăng cao hơn bao giờ hết.

Các nhà sản xuất kim loại công nghiệp dùng để chế tạo màn hình OLED như Masan Resources đang gặt hái thành công nhờ xu hướng này.

Tương lai chính là OLED
Năm 2018, Apple đã giới thiệu iPhone X là điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình OLED của hãng này vì những ưu điểm của OLED như tiết kiệm năng lượng, màu sắc rực rỡ và chi tiết được thể hiện sắc nét hơn. Các nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng năm 2019, Apple có thể tung ra hai dòng sản phẩm iPhone với màn hình OLED.

Nhu cầu cho iPhone được dự báo có giảm, từ 100 triệu chiếc năm 2018 còn 80 triệu chiếc (theo CNBC) trong năm 2019. Tuy nhiên, năm tới, Apple lại có nhiều mẫu điện thoại màn hình OLED hơn và đang đòi hỏi các nhà cung cấp màn hình OLED phải tăng tốc sản xuất ra loại màn hình này.

Màn hình OLED hiện đang là tiêu chuẩn đối với các dòng điện thoại cao cấp và một số dòng trung - cao cấp của các hãng điện thoại di động. Ngoài ra, nhiều hãng công nghệ đang phát triển các công nghệ mới từ OLED, tiêu biểu như các loại bóng đèn và tivi cao cấp của hãng LG. Theo Công ty Nghiên cứu UBI, thị trường cho thiết bị chiếu sáng từ OLED sẽ tăng lên từ  337 triệu USD trong năm 2018 lên 1,6 tỉ USD trong năm 2020. Tỉ lệ tiêu thụ tivi OLED toàn cầu tăng 115,8% trong quý I/2018 so với cùng kỳ, theo IHS Markets. 

Hai hãng sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới là LG và Samsung đều dự báo doanh thu tăng trưởng trong năm 2018. LG sẽ đưa nhà máy sản xuất tấm nền OLED thế hệ 8,5 tại Quảng Châu, Trung Quốc vào hoạt động trong năm sau. Điều đó cho thấy, nhu cầu chuyển đổi sang công nghệ OLED từ công nghệ cũ LCD trong các thiết bị điện tử là không cần bàn cãi.

Man hinh OLED thuc day nhu cau vonfram toan cau

Nhu cầu cho OLED tăng khiến cho nhu cầu các nguyên vật liệu để sản xuất OLED cũng tăng theo. Hiện tại, Công ty SK Materials đang là nhà cung cấp nguyên liệu chế tạo màn hình OLED lớn nhất thế giới. Hai đối tác lớn nhất của SK Materials cũng chính là LG và Samsung. Hai công ty này chiếm khoảng một nửa đơn đặt hàng của SK Materials.

SK Materials cần các loại hóa chất và kim loại công nghiệp quan trọng, tiêu biểu như vonfram để tạo ra các nguyên liệu sản xuất OLED. Hiện nay, nguồn cung vonfram trên toàn cầu chủ yếu từ hai nguồn: Trung Quốc (chiếm phần lớn thị phần) và ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, các chính sách kiểm soát tài nguyên môi trường của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng đến nguồn cung vonfram toàn cầu. 

Theo Bloomberg, Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các đoàn thanh tra cấp tỉnh tăng cường công tác thanh tra các tiêu chuẩn sản xuất và khí thải, khiến trên 28 nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa. Việc chỉnh trang và nâng cấp các cơ sở này sẽ phải mất vài tháng hoặc vài năm, hoặc sẽ bị đóng cửa hoàn toàn. Do đó, các đối tác trên thế giới như SK Materials đang dần chuyển sang các nguồn cung vonfram ngoài Trung Quốc nhằm dễ tiếp cận hơn với loại kim loại chiến lược này.

Nhà sản xuất vonfram hàng đầu thế giới của Việt Nam
Trong các nhà sản xuất vonfram ngoài Trung Quốc, Masan Resources (MSR) hiện công ty sở hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc tại Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên với thị phần lớn nhất (36%). Mỏ Núi Pháo là một trong những mỏ vonfram mới nhất được đưa vào khai thác trong 15 năm qua, với trữ lượng trên 83 triệu tấn vonfram. 

Do vậy, MSR là một trong những công ty được lợi nhiều nhất từ nhu cầu lớn cho vonfram ngoài Trung Quốc. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô trên nhiều lĩnh vực trong năm 2017 tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2018, giá vonfram tăng do nguồn cung từ Trung Quốc bị thu hẹp và tỉ lệ thu hồi tăng lên đáng kể là những động lực thúc đẩy cho tăng trưởng của MSR trong nửa đầu năm 2018.

Nguồn cung vonfram từ Trung Quốc bị thu hẹp đã tác động đến giá hàng hóa trên thế giới. Giá APT châu Âu thấp (một loại hóa chất từ vonfram) đã tăng gần 80% lên hơn 340 USD/mtu trong quý II/2018 so với cùng kỳ năm 2017. Việc thâm hụt nguồn cung đã có tác động tích cực đến giá vonfram toàn cầu.

MSR đang được lợi nhờ giá vonfram tăng cao và mức giá này sẽ được duy trì trong quý II/2018 do các nguồn cung giảm và MSR tiếp tục được công nhận là nhà cung cấp tin cậy đối với các sản phẩm chất lượng cao. Ngoài màn hình OLED cho các sản phẩm điện tử, nhu cầu sản xuất chất bán dẫn, chip nhớ NAND, máy in 3D, năng lượng, dầu khí, xe điện và công nghệ robot… đều là những ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nguyên liệu tin cậy và dồi dào. MSR là một trong số ít những đối tác uy tín trên toàn cầu về các sản phẩm hóa chất công nghiệp, đặc biệt là vonfram và florit. 

Nhờ vào những tác động tích cực kể trên, MSR dự báo doanh thu thuần trong quý II/2018 sẽ tăng khoảng 35% lên khoảng 1.900 tỉ đồng so với mức 1.487 tỉ đồng trong quý I/2017 và EBITDA trong quý II/2018 cũng sẽ tăng 35% lên 890 tỉ đồng từ 785 tỉ đồng trong cùng kỳ năm 2017. 

Về mặt chiến lược, MSR sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà sản xuất Việt Nam với tầm cỡ thế giới trong thị trường sản phẩm công nghiệp. Hiện tại, Ban điều hành vẫn tiếp tục thương thảo với các đối tác chiến lược có sản phẩm cao cấp và các nhà cung cấp sản phẩm sơ cấp nhằm củng cố vị thế của Công ty trong chuỗi cung ứng vonfram và các loại kim loại chiến lược khác trên toàn cầu