Lương người giúp việc thấp nhất 1,9 triệu đồng/tháng, có bảo hiểm
Đó là quy định trong Nghị định về quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động vềlao động là người giúp việc gia đình vừa được Chính phủ ban hành.
Cụ thể, mức tiền lương của người giúp việc do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng lao động.Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng laođộng nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo đó, lương tối thiểu vùng áp dụng theo các mức vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng.
Nghị định cũng quy định người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận mức chi phí ăn, ởhằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng laođộng. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thoả thuận.
Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợpđồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao độngphải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định. Người sử dụng lao động không phải trả lương chonhững ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.
Ngoài ra, đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động, thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thoả thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trongđó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nói rõ thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Thời giờ làm việccủa người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được sửdụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố tríđược thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bìnhquân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thoả thuận.
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao độngcó thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa3 năm một lần.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quyđịnh. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương chonhững ngày nghỉ.
Bên cạnh đó, trong Nghị định này cũng quy định thêm người sử dụng lao động có trách nhiệm chitrả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảohiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định củapháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25.5. Người sử dụng lao động đang thuê mướn lao động giúp việcgia đình trước ngày nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao độnghoặc ký kết hợp đồng mới và thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao độnglàm việc trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động.
Nguồn Lao động