Thứ Tư | 28/05/2014 11:35

Luật sư kiến nghị khởi tố vụ NHNN thiếu trách nhiệm

Luật sư cho rằng các bị cáo bị truy tố làm trái quy định là do NHNN chậm ban hành hướng dẫn Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010.

Sáng 28-5, ngày thứ 8 phiên xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, luật sư Hoàng Đôn Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên) kiến nghị tòa xem xét khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước.

Luật sư Hùng cũng xuất trình cho tòa một số tài liệu chứng minh bị cáo Nguyễn ĐứcKiên không phạm tội.

Cung cấp tài liệu gỡ tội

Cáo trạng xác định mặc dù chưa được cấp phép nhưng Nguyễn Đức Kiên(BầuKiên)vẫn dùng hàng trăm tỷ đồng để góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu vào các doanhnghiệp khác. Hành vi này đã phạm vào tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ luật hình sự.

Sáng 28-5, luật sư Hùng đã cung cấp cho tòa các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcủa các doanh nghiệp có hoạt động góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu vào doanh nghiệp khác. Các giấychứng nhận đăng kýkinh doanh này của Công ty Cổ phần đá quý Phú Nhuận, Tập đoàn xăng dầu VN,Tập đoàn điện lực VN, Tổng công ty Bưu Điện VN, Công ty TNHH vàng bạc đá quý Sài Gòn….Theo luật sưHùng, các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này không thể hiện nội dung các doanh nghiệp này cóhoạt động góp vốn.

Luật sư còn cung cấp cho tòa các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các công ty doBầu Kiên thành lập. Các công ty này đều có doanh nghiệp khác góp vốn vào nhưng không được thể hiệntrên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, luật sư cung cấp thêm một số văn bản mà công ty B&B đã hỏi các cơquan thuế về việc hướng dẫn kê khai thuế cho công ty này để chứng minh B&B không trốn thuế 25tỉ đồng.

Kiến nghị khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm

Bào chữa cho bầu Kiên về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lýkinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, luật sư Hùng cho rằng các bị cáo bị truy tố về hành vi này doNgân hàng nhà nước chậm ban hành hướng dẫn Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010.

Trước đó, tại phần xét hỏi, một số bị cáo nguyên là lãnh đạo ACB cũng đã "tố" Ngânhàng Nhà nước chậm ban hành hướng dẫn luật khiến các bị cáo phải sử dụng các quy định cũ trong việcủy thác cho 19 nhân viên gửi hơn 718 tỉ đồng vào Vietinbank. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh ThịHuyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) chiếmđoạt.

Việc làm này của các bị cáo được cho là vi phạm điều 106 Luật các Tổ chức Tíndụng.

Theo luật sư Hùng, từ khi Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng Nhànước chưa có ý định ban hành hướng dẫn. Từ những căn cứ nêu trên, luật sư kiến nghị HĐXX xem xétkhởi tố hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tại Ngân hàng Nhà nước. Theoluật sư Hùng, với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các ngân hàng, Ngân hàng Nhànước đã chậm ban hành hướng dẫn luật, Thanh tra Ngân hàng nhà nước đã không can thiệp, không ngănchặn xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi ủy thác gửi tiền dẫn dến việcBầu Kiên và một sốlãnh đạo ACB bị truy tố về hành vi cố ý làm trái.

Ngoài ra, luật sư Hùng còn kiến nghị HĐXX xem xét tuyên ông Nguyễn Đức Kiên khôngphạm tội.

Liên quan đến hành vi ủy thác cho các cá nhân ACBgửi tiền tại Vietinbank,luật sư Hùng cũng kiến nghị HĐXX xác định rõ trách nhiệm của Vietinbank trong vụ án. "Tôi cho rằngdoVietinbank có nhiều vi phạm để Huyền Như chiếm đoạt tiền của ACB. Hậu quả mất tiền ACB phảichịu, một số cá nhân của ACB cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cán bộ ngân hàng Vietinbank quá sơhở, với cách quản lý của Vietinbank thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai. Nếu khôngxác định trách nhiệm của Vietinbank là không xác định mối qua hệ nhân quả trong vụ án này"- Lờiluật sư Hùng.

Ngoài ra, luật sư Hùng đề nghị trong vụ án Huyền Như, tòa phải xác định Vietinbankcó phải trả tiền cho ACB hay không. Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, HĐXX phải xác định hành vi gửitiền có trái pháp luật hay không, nếu có thì vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền vớiVietinnbank hay với Huyền Như.

Chưa đủ hành lang pháp lý để buộc tội?

Trước đó, chiều 27-5, khi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội kinh doanhtrái phép và trốn thuế, một số luật sư cho rằng chưa đủ cơ sở để buộc tội Nguyễn Đức Kiên như cáotrạng truy tố.

Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên): "Nguyễn Đức Kiên bịbắt về tội kinh doanh trái phép, các tội danh khác là khởi tố và điều tra bổ sung. Đáng lẽ nhậnthức về tội kinh doanh trái phép phải rõ ràng, thế nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi thấykhởi tố vụ án không bắt đầu từ hoạt động kinh doanh. Có dấu hiệu cụ thể của việc bắt tạm giamNguyễn Đức Kiên không xuất phát từ tinh thần hợp pháp".

Luật sư Nghiêm cũng cho rằng Bầu Kiên không phạm tội kinh doanh trái phép như cáotrạng truy tố.

Theo luật sư Nghiêm, các doanh nghiệp được quyền góp vốn vào doanh nghiệp kháctheo quy định pháp luật. Một chủ thể bất kỳ đáp ứng Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì được quyền gópvốn mà không cần đăng ký kinh doanh. Việc mua cổ phần của các doanh nghiệp không phải là ngành nghềkinh doanh tài chính và không vi phạm pháp luật.

Về tội trốn thuế, luật sư cho rằng Nguyễn Đức Kiên không phạm tội này theo điều161 bộ luật hình sự bởi pháp luật không cấm công dân ký kết hợp đồng ủy thác với ngân hàng hay tổchức kinh doanh vàng trước khi chính phủ cấm. Thời điểm năm 2006-2010 có rất nhiều cá nhân ký kếthợp đồng ủy thác để giao dịch mua bán vàng với ngân hàng.

Theo luật sư, VKS chỉ căn cứ vào bản trưng cầu giám định, theo đó giám định nghĩavụ thuế của công ty B&B chỉ phát sinh từ hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng trong năm 2009 làkhông chính xác và chưa tính đến yếu tố loại trừ. Năm 2010, B&B được thanh tra và được xác nhậnđã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Trước tòa, Chi cục thuế Đống Đa đã trả lời chưa có căn cứyêu cầu B&B phải nộp thuế.

Từ những nội dung nêu trên, luật sư Bùi Quang Nghiêm đã đề nghị HĐXX lắng nghe vànghiên cứu để chấp nhận lời kêu oan của bầuKiên về hai tội kinh doanh trái phép và trốnthuế.

Phiên tòa đang tiếp tục với phần trình bày bào chữa của luật sư dành cho các bịcáo.

Nguồn Tuổi trẻ


Sự kiện