Cá tra sẽ về đích với những con số khả quan?. Ảnh:congthuong
Lối thoát nào cho cá tra "thoát khó"?
Ngoài Mỹ, các thị trường khác đều giảm
Mặc dù tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn sang thị trường Mỹ có nhiều khởi sắc hơn nhưng nhìn chung cục diện thị trường xuất khẩu lại đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Khó khăn vì thị trường châu Âu và Trung Quốc giảm sản lượng nhập khẩu.
Theo thông tin từ báo cáo của Vĩnh Hoàn, doanh thu bán hàng sang Mỹ tăng 49% so với tháng 6, nguyên nhân là do thị trường dịch vụ thực phẩm nước này đang bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa do dịch COVID-19. Hiện các phân khúc dịch vụ thực phẩm ở Mỹ đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới".
Còn lại 2 thị trường châu Âu và Trung Quốc đang giảm, tổng doanh thu tháng 7 của Vĩnh Hoàn chỉ tăng 1% so với tháng 6, ở mức 629 tỉ đồng (27,1 triệu USD). Doanh số bán hàng sang châu Âu của công ty này giảm 16%, còn Trung Quốc giảm 17%.
Ngoài cá tra, doanh thu thức ăn chăn nuôi của công ty cũng giảm. Trong khi đó, dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng 17%. Đây là mảng kinh doanh được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện, sản phẩm cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn.
Ảnh: tinnhanhchungkhoan |
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 791 triệu USD. Cũng theo số liệu này, tính đến nửa đầu tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc- Hồng Kông đạt 271 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện tỉ trọng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Việt Nam, giảm mạnh trong năm nay do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Trong khi nguồn xuất khẩu sụt giảm thì nguồn cung, sản lượng nhập của Vĩnh Hoàn trong quý II giảm so với quý trước, dù giai đoạn này thường là mùa thu hoạch chính và tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo dự báo của Vĩnh Hoàn, trong quý III, IV, nguồn cung sẽ tiếp tục giảm do nông dân nhất trí giảm nuôi trồng để hạn chế rủi ro. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn chia sẻ: “COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội, với mức độ khó lường. Sản phẩm cá tra cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này”.
8 tháng qua, các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm cá tra như cá tra phile đông lạnh, bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá chiên/khô/sấy, cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh, bụng cá tra đông lạnh, cá tra phile cắt khúc/cắt miếng còn da, cá tra cắt portion đông lạnh, cá tra phile tẩm gia vị đông lạnh, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh…sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông.
Hiện có khoảng gần 120 doanh nghiệp cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó, 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất là IDI Corp, TG FISHERY và GODACO.
Lối thoát nào cho cá tra?
Các chuyên gia cho biết, nếu trong quý III/2020, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang đặt kỳ vọng vào quý III/2020, hoạt động giao thương sẽ ổn dần ở một số thị trường, trong đó có hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ.
Theo Sở Công Thương, trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại, kỹ thuật, các quy định mới về EVFTA của thị trường EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ các phụ phẩm trong chế biến thủy sản như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ...
Ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang, chia sẻ báo chí, dịch COVID - 19 ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Hiện tại, đơn vị chỉ xuất được khoảng 50 - 60% lượng hàng đã gia công. Do đó, lượng hàng còn tồn lại, công ty phải trữ trong kho lạnh, doanh nghiệp phải chịu nhiều thuế, phí, duy trì sản xuất để tạo việc làm cho công nhân, đội ngũ lao động...
Theo Sở Công Thương, trong điều kiện tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhà nước cần tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp (về thuế, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, thủ tục hành chính...) nhằm giúp đơn vị khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Ành: thuysan247 |
Doanh nghiệp vừa phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; củng cố hình ảnh, kênh bán hàng mới; phát triển dòng sản phẩm giá trị gia tăng... Riêng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần tập trung phát triển các thị trường sẵn có, đặc biệt là các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN... chiếm tỷ trọng cao.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Năm 2020 là một năm với nhiều khó khăn đối với cả doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL nhưng cũng có thể coi là năm cột mốc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm này tại thị trường nội địa.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã cùng bắt tay nhau để đẩy mạnh tiêu thụ cá tra torng nước, nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng từ sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu như: Công ty IDI hợp tác với Big C (Central Group); Tập đoàn Massan bắt tay Tập đoàn Nam Việt; Công ty Xuyên Việt cũng kết hợp với Big C; Công ty Hùng Cá và Hiệp hội nông nghiệp Bắc Ninh.
Có thể bạn quan tâm: